Logo Bài Thuốc Quý

Chọn son dưỡng môi giữ ẩm cho mùa đông hanh khô

01/01/2020 · LÀM ĐẸP
Những ngày thời tiết lạnh khô, nắng hanh của miền Bắc khiến đôi môi nứt nẻ, bỏng rát. Một thỏi son dưỡng là một lựa chọn không thể thiếu nhưng chúng ta cần một vài lưu ý để chọn được thỏi son phù hợp, tránh gây hại cho sức khỏe và sử dụng hiệu quả nhất.

Những ngày thời tiết lạnh khô, nắng hanh của miền Bắc khiến đôi môi nứt nẻ, bỏng rát. Một thỏi son dưỡng là một lựa chọn không thể thiếu nhưng chúng ta cần một vài lưu ý:

- Hầu hết son dưỡng môi thông thường trên thị trường đều có chứa dầu mỏ. Loại son dưỡng này dùng lâu dài sẽ khiến môi khô hơn, thâm. Nếu thấy trong thành phần có chứa mineral oil (còn có tên là liquid paraffin, white oil, liquid petroleum) thì chính là son dưỡng có chứa dầu mỏ.

- Nên chọn son dưỡng có chứa shea butter hoặc jojoba vì thành phần này có chức năng thay thế dầu mỏ nhưng lại có tác dụng rất tốt, giúp dưỡng ẩm và làm mềm mại đôi môi.

- Các loại son dưỡng môi với các thành phần tinh dầu từ thiên nhiên như lô hội, mật ong, dầu hạnh nhân, sáp ong, tinh dầu ôlive, vitamin C, vitamin A… cũng là một lựa chọn thông minh.

- Dù trong mùa đông nhưng bạn đừng bỏ qua chỉ số chống nắng của son dưỡng môi. Son dưỡng môi có SPF tối thiểu là 15 sẽ giữ cho đôi môi của bạn mịn màng hơn đồng thời tránh được những tác hại khi phải tiếp xúc với ánh nắng.

- Dầu dừa là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho son dưỡng môi do hoàn toàn không chứa chì. Các a-xít béo và vitamin E có trong dầu dừa không những giúp môi căng mọng, gợi cảm mà còn giúp đôi môi hồng hào hơn theo thời gian.

Thành phần son môi

Son dưỡng môi mùa đông

Khi lựa chọn son môi, bạn cần thiết phải đọc kĩ những thành phần có chứa trong son dưỡng môi

Khi lựa chọn son môi, bạn cần thiết phải đọc kĩ những thành phần có chứa trong son dưỡng môi, bất kể là son dưỡng môi của các hãng mỹ phẩm cao cấp hay bình dân. Những thành phần mà bạn nên tránh xa đó là chì, propylparaben, mangan, Retinyl palmitate, Methylparaben, nhôm… với hàm lượng cao gây hại cho cơ thể.

Chọn son dưỡng phù hợp

Nên hết sức để ý xem loại son dưỡng môi của bạn đang sử dụng là sản phẩm của hãng nào? Thành phần dưỡng ra sao? Bạn cũng cần phải xem xét lại nếu chúng không thực sự hiệu quả khi sử dụng. Và cũng cần phải xem xét kỹ loại son môi bạn đang sử dụng liệu có thành phần nào trong đó khiến cho làn môi bị khô? Các tốt nhất, bạn các chuyên gia và nhờ họ tư vấn để có được loại son phù hợp với làn môi của mình.

Nói KHÔNG với các thành phần nguy hiểm

Theo chứng minh của các nhà khoa học, trong các loại son đều có chứa các thành phần độc hại đối với cơ thể của chúng ta. Đối với các loại son của các nhãn hiệu uy tín, hàm lượng các chất này chỉ ở mức vừa đủ để không gây hại.

Tuy nhiên, đối với các loại son dưỡng giả, son kém chất lượng, người sản xuất thường không hề chú ý tới ảnh hưởng của các thành phần trong son môi đối với sức khỏe. Vì thế, son dưỡng kém chất lượng có chứa các thành phần gây hại như chì, propylparaben, mangan, Retinyl palmitate, Methylparaben, nhôm… với hàm lượng cao. Vì thế, nó có thể gây nên rất nhiều tác hại đối với sức khỏe của chúng ta.

Lời khuyên là bạn hãy chọn những loại son dưỡng có nguồn gốc chính hãng, thuộc các tập đoàn sản xuất lớn, uy tín cao trên thị trường. Nếu chẳng may bạn có đôi môi nhạy cảm dễ dị ứng thì hãy nhờ đến lời khuyên của các bác sĩ, hay tham khảo ý kiến của các chuyên gia thẩm mĩ để có được loại son dưỡng phù hợp

Lựa chọn những sản phẩm son dưỡng có đánh giá của người dùng cao

Hãy chọn cho mình loại son dưỡng môi có thành phần an toàn chiết xuất từ tinh dầu tự nhiên như mật ong, lô hội, sáp ong, vitamin C, vitamin A, dầu hạnh nhân, tinh dầu ô liu… sẽ giúp dưỡng môi hiệu quả hơn. Chẳng hạn như son Rosebud slave nổi tiếng về lip balm của Mỹ, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng

Không nên thoa kem dưỡng môi quá 3 lần/ngày

Dưỡng môi chỉ có tác dụng tạm thời chứ không thể giải quyết “tận gốc” vấn đề. Nếu dùng thường xuyên với cường độ cao sẽ chỉ làm cho chúng ta ngày càng phụ thuộc vào nó do cơ chế tự bảo vệ bị “vứt xó”.

Biện pháp khắc phục: Không nên thoa dưỡng môi quá 3 lần/ngày. Trước khi thoa dưỡng môi nên lau sạch son cũ vì bụi bẩn thường bị “hút vào”. Ngoài ra, khi chon son dưỡng môi không nên chọn loại son có chứa phenol hoặc axit phenol, nếu không sẽ gây hiệu ứng ngược.

Lưu ý: Bạn cần lau sạch môi trước khi thoa son dưỡng. Hạn chế môi tiếp xúc với đồ ăn thức uống khi thoa son môi. Dưỡng môi chỉ có tác dụng tạm thời chứ không thể chấm dứt vấn đề môi khô nẻ, bạn nên kết hợp ăn uống bổ sung dưỡng chất cho đôi môi. Không nên thoa son dưỡng môi quá 3 lần/ngày.

Theo Vân Anh/Phunutoday.vn