Logo Bài Thuốc Quý

Không nên có bầu vào mùa đông

01/01/2020 · Sức khỏe
Nếu thụ thai vào mùa đông,tiết trời quá lạnh cộng với những dịch bệnh những ngày cuối đông đầu xuân có thể khiến thai nhi bị các khuyết tật bẩm sinh. Tại sao không nên có bầu vào mùa đông? Và nên có bầu vào mùa nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Có một đứa con là niềm hạnh phúc vô bờ bến với bất cứ cặp đôi nào, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mẹ không có kế hoạch kỹ lưỡng về thời gian thụ thai. Các nghiên cứu mới đây cho hay phụ nữ không nên thụ thai vào mùa đông bởi những tháng đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng với sự hình thành, phát triển các cơ quan chính của thai nhi như tim, não, gan, thận và nhiều cơ quan quan trọng khác… Với tiết trời lạnh giá cộng với những dịch bệnh cuối đông, đầu xuân dễ lây lan có thể gây cản trở cho sự hình thành, phát triển của thai nhi, khiến bé mang những khuyết tật không mong muốn.

Theo một nghiên cứu khác của các chuyên gia Canada, ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển của thai nhi. Theo đó, trong mùa đông, lượng sulfur dioxide trong không khí cao hơn hẳn các mùa khác, đặc biệt ở các thành phố công nghiệp nên trẻ được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn hẳn các mùa khác. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh vào khi thụ thai mùa đông là 7,9% và vào mùa hè từ 5-5,8%.

Khi thai kỳ vẫn đang còn ở những tháng đầu sẽ tiếp tục đối mặt với tiết trời cuối đông, đầu xuân – là thời điểm độ ẩm không khí cao, nhiệt độ tăng dần rất dễ để các loại virus, vi khuẩn sinh sản, tăng trưởng mạnh và đương nhiên các dịch bệnh cũng bùng phát mạnh mẽ hơn. Mẹ mới mang thai nếu mắc phải các dịch bệnh gây sốt cao sẽ vô cùng nguy hiểm với thai nhi.

Thụ thai, có bầu, không nên có bầu vào mùa đông

Ngoài ra, tiết trời dễ thay đổi những ngày cuối đông, đầu xuân sẽ khiến mẹ hay bị cảm lạnh. Cảm lạnh thông thường thì không quá đáng lo ngại nhưng nếu cảm lạnh có nguyên nhân từ virut cúm, rubella… thì nguy cơ thai nhi bị “quái thai” là rất cao.

Một điều đáng sợ nữa khi mẹ bầu bị cúm là có thể gây tổn hại đến sự phát triển não bộ thai nhi, làm tăng nguy cơ trẻ bị tâm thần phân liệt trong tương lai. Nghiên cứu đã lấy mẫu của 64 gia đình và phát hiện ra rằng nếu phụ nữ mang thai những tháng đầu bị cúm thì trẻ sinh ra bị rối loạn tâm thần cao gấp 7 lần các trẻ được sinh ra từ những người mẹ bình thường.

Nên thụ thai vào mùa nào?

Các chuyên gia khoa sản cũng tiết lộ thời điểm lý tưởng nhất để thụ thai đó là cuối xuân, đầu hè. Khi mẹ bầu mang thai trong những tháng mùa hè sẽ tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời và do đó sẽ nhận được nhiều vitamin D – một dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Một phụ nữ bình thường cũng như khi mang thai cần được bổ sung đủ 600 IU vitamin D mỗi ngày. Lượng dưỡng chất này có thể hấp thụ qua thực phẩm, bổ sung vitamin cũng như việc tắm nắng và các chuyên gia cũng không quá lo ngại việc bà bầu thiếu hụt vitamin D.

Ngoài ra, việc mang thai vào mùa hè cũng rất thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ do không chịu sự gò bó của quá nhiều quần áo mẹ mặc như trong mùa đông.

Vì vậy, những đứa trẻ được thụ thai vào tháng 3, 4 và chào đời vào khoảng tháng 11 sẽ có thể chạy nhanh hơn 10%, nhảy cao hơn 12%, và khỏe mạnh hơn 15% so với một đứa trẻ cùng tuổi sinh ra trong tháng 4, 5. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Princeton, Mỹ cũng đưa ra kết luận, những em bé chào đời vào mùa thu thường có sự phát triển tốt hơn khi sinh ra vào các thời điểm khác trong năm.

Theo Afamily