Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của cây chùm ngây

20/06/2020 · Sức khỏe
Chùm ngây, còn được gọi tên là cây vạn năng, cây thần diệu. Tên gọi này có lẽ xuất phát từ những ưu thế về dưỡng chất mà dược tính mà nó mang lại. Cùng nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây, tác dụng của chùm ngây với sức khỏe, tác dụng với làm đẹp và những lưu ý ăn chùm ngây đúng cách.

Cây chùm ngây

Chùm ngây hay ba đậu dại (danh pháp hai phần: Moringa oleifera) là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong Chi Chùm ngây (danh pháp khoa học: Moringa) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae), xuất xứ từ vùng Nam Á nhưng cũng mọc hoang và được trồng, khai thác, sử dụng nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao.

Trong tiếng Anh, cây chùm ngây có nhiều tên gọi khác nhau như "cây cải ngựa" (Horseradish tree, do rễ non của cây có vị của cải ngựa, mù tạt), "cây dùi trống" (Drumstick tree, do thân/quả cây giống dùi trống), "cây dầu bel" (Bel-oil tree, do dầu ép từ hạt cây được bán với tên gọi bel-oil).

Cây chùm ngây, tác dụng của chùm ngây
Chùm ngây mang lại nhiều tác dụng to lớn đối với sức khỏe.

Cây thân mộc cao cỡ trung bình, ở độ tuổi trưởng thành cây có thể mọc cao hàng chục mét. 1 tuổi nếu không cắt ngọn cây có thể cao tới 5-6m và có đường kính 10 cm. 3-4 năm tuổi là cây ở độ tuổi trưởng thành. Thân cây óng chuốt, không có gai. Lá kép dài 30-60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12-20 mm hình trứng, mọc đối có 6-9 đôi. Cây trổ hoa vào các tháng 1-2. Hoa trắng kem, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ, nhiều mật. Quả dạng nang treo, dài 25-40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan.

Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây

Chùm ngây là loại cây có thân tròn, lá kén lông chin, đối xứng 3 lần, có khoảng 6 - 9 lá con hình trứng. Đây là loại cây có hoa, hoa giống hoa đậu, khi cây được 1 năm thì ra hoa.

Quả chùm ngây cũng dạng nang treo, gần giống quả đậu đĩa, to bằng ngón tay cái, dài hơn 1 gang tay, khi non ăn rất ngon.

Hạt chùm ngây cũng giống như hạt đậu, hình tròn, có màu đen, có thể sử dụng làm hạt giống chùm ngây để trồng.

Khi sử dụng chùm ngây làm thực phẩm hoặc làm thuốc có thể tận dụng rất nhiều bộ phận như lá non, cành, hoa, quả... Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng trong lá là cao hơn cả.

Trong 100 gram lá chùm ngây chứa 51.7 mg Vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với cam, ngoài ra nồng độ đạm cao gấp 2 lần sữa, lượng canxi cung cấp gấp 4 lần sữa, lượng kali cao gấp 4 lần chuối, lượng vitamin A cũng cao hơn hẳn so với cà rốt.

Ngoài ra trong rễ chùm ngây cũng có một số hợp chất Phenol, Ancaloit có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, giảm đau thường dùng điều trị bệnh viêm nhiễm, máu huyết ứ tắc.

Tác dụng của cây chùm ngây đối với sức khỏe

Phòng bệnh ung thư, thoái hóa điểm vàng và xơ nang

Lá của cây chùm ngây có chứa 46 loại chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Đây là những chất chống oxy hóa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Các chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do, từ đó bảo vệ chúng ta khỏi bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa như thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang.

Tốt cho cơ bắp, sụn, xương, da và máu

Lá của cây chùm ngây rất giàu các axit amin. Nó có chứa 18 axit amin, trong đó có 8 axit amin thiết yếu (isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalaine, threonine, tryptohyan, valine) nên loài cây này chứa protein "hoàn hảo' và là một loại cây rất hiếm trong thế giới thực vật.

Trên thực tế, hàm lượng protein của cây chùm ngây nhiều ngang thịt, do đó nó rất có lợi cho những người ăn chay vì họ sẽ không lo bị thiếu protein. Protein là chất đặc biệt cần thiết để xây dựng cơ bắp, sụn, xương, da và máu. Nó cũng quan trọng với cơ thể vì là chất cần thiết trong quá trình sản xuất các enzyme và hormone.

Phòng ngừa loãng xương

Với hàm lượng canxi và magie phong phú, cây chùm ngây trở thành một trong những loại thực vật có tác dụng tốt cho xương của bạn nếu bạn bổ sung chúng qua ăn uống hoặc dùng để pha trà.

Canxi là dưỡng chất cần thiết để xây dựng xương và răng, còn magiê lại giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Vì cây chùm ngây chứa nhiều cả hai dưỡng chất này này nên nó đặc biệt tốt cho bạn trong việc phòng ngừa bệnh loãng xương và các bệnh về xương khác.

Phương pháp ngừa thai của dân tộc Raglay

Cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lần trong ngày. 

Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerit, làm giảm axxit uric, ngăn ngừa sỏi oxalat

Mỗi ngày dùng 100g rễ tươi (30g khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước sôi 15 phút. Uống cả ngày.

Giúp ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược

Mỗi ngày dùng 150 g lá Chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch, vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố) thêm 2 muỗng canh mật ong, trộn đều, chia uống 3 lần trong ngày. 

Trị u xơ tiền liệt tuyến

Rễ Chùm ngây tươi 100 g lá Trinh nữ hoàng cung tươi 80 g (hoặc rễ Chùm ngây khô 30 g lá Trinh nữ hoàng cung khô 20 g). Nấu với 2 lít nước còn lại nửa lít. Uống 3 lần trong ngày.

Tốt cho da

Giống cây chùm ngây chứa cytokinin (Moringa YSP) - một loại kích thích tố thực vật tạo ra phân chia tế bào, tăng trưởng, và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy Moringa YSP sản xuất đặc tính chống lão hóa ở người. 

Các bộ phận của chùm ngây có giá trị dinh dưỡng và dược tính bao gồm lá, thân, rễ và hạt. Đây là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có thể sử dụng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên nhất.

Rễ cây chùm ngây

- Chống co giật, chống sưng và giúp cho lợi tiểu.

- Ở một số nơi còn dùng nước uống của chùm ngây để ngăn ngừa việc có thai (rễ cây chùm ngây còn tươi rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày).

- Giúp loại bỏ sạn thận loại Oxalate.

- Vỏ rễ dùng sắc lấy nước trị đau răng, đau tai…

- Rễ tươi của cây chùm ngây non dùng trị nóng sốt, phong thấp, sưng gan và lá lách…

Vỏ thân cây chùm ngây

- Trị nóng sốt, đau dạ dày, sâu răng…

- Nhiều trường hợp đưa vỏ thân cây chùm ngây vào tử cung để gây giãn nở, phá thai.

Lá cây chùm ngây

- Giã nát lá đắp lên vết thương giúp trị sưng và nhọt. Lá cũng có thể trộn với mật ong để đắp lên mắt trị sưng đỏ.

Hạt cây chùm ngây

- Dầu được chế từ hạt chùm ngây trị phong thấp

- Hạt chùm ngây giúp trị táo bón, mụn cóc và giun sán.

- Ngoài ra, hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước. Hạt có chứa các hợp chất “đa điện giải” tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.

Tác dụng làm đẹp với cây chùm ngây

Với nhiều quốc gia đây là loài cây kì diệu với nhiều thông số sức khỏe đáng chú ý, ngoài ra còn là sản phẩm làm đẹp tuyệt vời dành cho nữ giới.

Làm đẹp với thảo dược chùm ngây đang rất được ưa chuộng. Cây chùm ngây chứa cytokinin (Moringa YSP) – một loại kích thích tố thực vật tạo ra phân chia tế bào, tăng trưởng, và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào, đặc biệt là tế bào da.

Tại Mỹ và các nước Âu châu, chùm ngây được sử dụng rộng rãi trong công nghê dưỡng da, mỹ phẩm cao cấp.

Việc sử dụng thường xuyên các sản phẩm từ chùm ngây cũng là phương pháp dưỡng da hiệu quả, như trà chùm ngây từ hoa và thân cây, hay dùng lá chùm ngây làm rau xanh hàng ngày, nấu canh, làm gỏi hay xào…đều rất bổ dưỡng và rất tốt.

Cách đắp mặt lạ làm đẹp bằng chùm ngây như sau:

Dùng lá tươi: Có thể làm đẹp thủ công bằng cách giã nhuyễn lá chùm ngây rồi làm mặt nạ đắp lên mặt. Mỗi ngày có thể thực hiện 2 lần, tuy nhiên mỗi lần như vậy phải dưới 7 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Dùng bột khô: Trộn bột chùm ngây với mật ong hoặc lòng trắng trứng gà, thêm 1-2 giọt chanh để đắp lên da mặt, da cháy nắng. Không để quá 10 phút. Sau đó, rửa sạch bằng nước ấm. Mặt nạ này có tác dụng làm trắng da, ngăn ngừa lão hóa.

Như vậy với cách làm đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần 10' mỗi ngày để bạn có được một làn da đẹp.

Ngoài công dụng làm đẹp, trẻ hóa làn da, chùm ngây còn biết đến trong một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Người ta cho rằng trong các bộ phận của chùm ngây có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thích hợp cho trẻ suy dinh dưỡng, còi xương ốm yếu. Những người hay mệt mỏi, cơ thể suy nhược… đặc biệt hơn còn rất hiệu quả trong hổ trợ sinh lý cả nam và nữ giới.

Các món ăn ngon từ rau chùm ngây

Canh chùm ngây nấu thịt bò. 

Nguyên liệu: 

- 150g rau chùm ngây. 

- 200g bò viên 

- 2 củ hành tím. 

- Gia vị: Muối, tiêu, đường, hạt nêm, dầu ăn. 

Thực hiện: 

- Rau chùm ngây rửa sạch, vớt ra để ráo nước. Bò viên chọn loại vừa, trụng sơ qua nước sôi. Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng . 

- Đun nóng 1 thìa súp dầu ăn trong nồi, cho hành tím vào phi thơm, trút ra bát. 

- Thêm 1 lít nước vào nồi, đun sôi, cho bò viên vào nấu chín, nêm 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối, nếm vừa ăn. 

- Cho tiếp rau chùm ngây vào nồi, nấu khoảng 2 phút là được. Cho hành tím phi vào nồi, tắt bếp. 

- Múc canh ra tô, rắc thêm 1/3 thìa cà phê tiêu lên mặt.

Lá của cây chùm ngây dùng nấu canh rất ngọt và bỗ dưỡng, chỉ cần mỗi ngày dùng 2 chén canh rau chùm ngây (tương đương 10g-15g lá khô) sẽ cung cấp được dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng và người cân hồi phục sức khỏe sau quá trình điều trị, có thể sử dụng lá non chùm ngây làm sa lát, xào thịt hoặc xay thành bột pha nước đun sôi để nguổi cho tiện dùng. 

Canh chùm ngây, tác dụng của chùm ngây

Khi nấu canh bằng là chùm ngây sau khi sôi mới bỏ rau vào tránh đun nhiệt độ cao sẽ mất dưỡng chất. 

Cây chùm ngây sau khi thu hái khỏi cành để thời gian lâu sẽ mất dinh dưỡng vì thế áp dụng công nghệ sấy lạnh sớm hơn 12 giờ sau khi thu hái sẽ đảm bảo giá trị dưỡng chất, nếu phơi khô hoặc sấy sau 12 giờ sẽ mất nhiều giá trị của loại cây này. Ngoài ra có thể sấy khô để dùng uống thay trà cũng rất tốt cho sức khỏe vì thế hiện nay có nhiều loại trà kết hợp sử dụng lá và thân cây chùm ngây hoặc dùng trà chùm ngây nguyên chất nấu uống thay nước hàng ngày.

Những lưu ý khi ăn chùm ngây

Cũng như các loại thực phẩm khác, dù tốt đến đâu chùm ngây cũng không thể là "thần dược" và không được sử dụng bừa bãi, nếu lạm dụng sẽ đem lại những hậu quả không tốt cho sức khỏe. Khi sử dụng chùm ngây làm thực phẩm cho gia đình, các bà nội trợ nên lưu ý những điều sau đây:

Phụ nữ mang thai không ăn chùm ngây

Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Chính vì thế, phụ nữ có thai, nhất là người đang mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng chùm ngây để giữ an toàn cho thai nhi và bà mẹ.

Không nên ăn quá nhiều chùm ngây

Vì loại cây này rất nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi có trong lá dùng làm thực phẩm rất cao, nên nếu ăn quá nhiều rau chùm ngây có thể dẫn đến thừa vitamin C, thừa canxi, gây những hậu quả xấu cho sức khỏe.

Không nên ăn chùm ngây vào buổi tối

Vitamin C có trong chùm ngây có thể khiến thần kinh của bạn hưng phấn vào lúc bạn cần nghỉ ngơi, vì thế không nên ăn rau chùm ngây buổi tối để tránh bị mất ngủ.

Thân Thiện (Tổng hợp)