Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của quả mận

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Trong các sách thuốc cổ, quả mận có tên là "Lý tử", vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, giảm ho, kích thích tiêu hóa... được dùng để chữa nhiều bệnh. Quả mận chữa rất nhiều vitamin có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Hãy xem các tác dụng của quả mận và các lưu ý khi ăn mận.

Trong các sách thuốc cổ, quả mận có tên là "Lý tử", vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, giảm ho, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng... được dùng để chữa nhiều bệnh.

 

Quả mận, tác dụng của quả mận


I. Hàm lượng dinh dưỡng có trong quả mận

Mận chứa rất nhiều kali, vitamin A, sắt, vitamin B2, các vitamin nhóm B và ma giê. Loại quả này còn rất giàu chất sơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Một quả mận chín chuẩn có 26% vitamin C, 13% vitamin K và 11% vitamin A.

Thanh lọc máu: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng cung cấp chất xơ dồi dào của mận giúp ngăn ngừa vón cục tiểu cầu, một trong những nguyên nhân gây các bệnh rối loạn máu như xơ cứng động mạch và cao huyết áp. Mận còn giúp thanh lọc máu bằng cách cung cấp thêm ô xi, bởi vậy được các bác sĩ khuyên dùng cho những người có nguy cơ đột quỵ hay bệnh tim liên quan tới động mạch vành. Mận còn tăng cường chức năng gan và dạ dày và ngăn ngừa táo bón.

II. Tác dụng của quả mận đối với sức khỏe

1. Phòng chống mệt mỏi

Hai quả mận trước khi tập thể thao là một sự lựa chọn tuyệt vời bởi mận có chứa axit xitric có tác dụng phòng chống mệt mỏi và chuột rút co cơ. Bên cạnh đó, lượng nước dối dào trong mận còn giúp ổn định cơ thể trong suốt quá trình tập luyện nghiêm ngặt. Và ăn vặt bằng mận thì không cần lo lắng tăng cân bởi mận hoàn toàn không có chứa chất béo.

2. Chống ung thư

Ai cũng biết rằng các gốc oxy (gốc tự do) là chất gây ung thư và có thể gây ra rất nhiều phá hủy tế bào và tổn thương cơ quan nội tạng. May mắn là quả mận lại có khả năng trung hòa các gốc oxy này. Các sắc tố màu xanh đỏ trong mận là dấu hiệu chứng tỏ mận rất giàu chất chống oxy hóa, có thể loại bỏ các gốc tự do. Sắc tố này được gọi là anthocyanins, giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh ung thư nhất định.

3. Cải thiện sự hấp thụ sắt

Ngoài các đặc tính chống oxy hóa, hàm lượng vitamin C trong quả mận khá cao nên nó có thể giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp cải thiện khả năng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng của cơ thể một cách tự nhiên.

4. Kiểm soát cholesterol

Với hàm lượng vitamin C cao, quả mận cũng có thể ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa bên trong các động mạch. Vì vậy, ăn mận có thể có tác dụng trong việc ngăn ngừa các bệnh như xơ cứng hay xơ vữa động mạch. Vitamin C cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh khác như hen suyễn, viêm xương khớp, ung thư ruột kết và viêm khớp dạng thấp.

5. Bảo vệ tim

Mận rất giàu kali, có thể điều chỉnh huyết áp và làm giảm đáng kể nguy cơ bị đột quỵ. Đưa họ thường xuyên là rất khuyến khích cho những người bị bệnh về máu và các vấn đề tim mạch.

6. Ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là một bệnh liên về mắt quan đến tuổi tác. Bệnh tăng nặng có thể dẫn đến mù lòa. Ăn mận có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh này vì mận là một nguồn vitamin A, beta carotene phong phú. Những dưỡng chất này đặc biệt có lợi cho mắt của bạn.

7. Cải thiện chức năng của đường tiêu hóa

Mận có chứa rất nhiều chất xơ, cũng như isatin và sorbitol. Hai chất này được biết đến trong việc điều chỉnh các chức năng của hệ tiêu hóa. Ăn mận tươi, mận sấy khô đều có tác dụng điều hòa nhu động ruột và giảm nguy cơ táo bón.

8. Cải thiện trí nhớ

Các chất chống oxy hóa trong mận có tác dụng ngăn ngừa những thiệt hại xảy ra ở tế bào thần kinh trong não. Nhờ vậy, nếu bạn ăn mận tức là bạn đang biết cách giúp trí nhớ của mình hoạt động tốt hơn.

Quả mận đỏ, tác dụng của mận

9. Giúp làm sáng mắt

Mận mang lại một đôi mắt sáng nhờ hàm lượng cao vitamin A giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và chống lại các vi khuẩn gây hại. Ăn mận đều đặn đã được chứng minh có tác động tích cực lên sức khỏe của đôi mắt.

10. Giàu chất chống ô xi hóa

Một vài nghiên cứu gần đây tại phương Tây đã cho thấy rằng mận có khả năng chống lại ung thư bởi có chứa hàm lượng chất chống ô xi hóa rất cao. Mận đặc biệt có tác dụng tích cực tới những bệnh nhân mắc ung thư hoặc bệnh tim bởi các chất chống ô xi hóa trong mận có tác dụng chống lại và tiêu diệt các gốc tự do gây hại.

11. Tóc khỏe da đẹp

Thời tiết mùa hè nắng mưa thất thường, các chị em thường rất quan tâm tới việc chăm sóc làn da sạm đi vì nắng và mái tóc khô cứng thiếu sức sống. Với hai vấn đề về da và tóc thì mận có thể xử lý cả hai với những chất dinh dưỡng tuyệt vời mà nó có. Chỉ cần 2 quả mỗi ngày để có một làn da và mái tóc đẹp hơn.

12. Ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là một bệnh liên về mắt quan đến tuổi tác. Bệnh tăng nặng có thể dẫn đến mù lòa. Ăn mận có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh này vì mận là một nguồn vitamin A, beta carotene phong phú. Những dưỡng chất này đặc biệt có lợi cho mắt của bạn.

III. Một số tác dụng khác của mận, các chế phẩm từ quả mận

Loại nước được sắc từ lá mận có thể giúp làm dịu những triệu chứng khó chịu do bệnh đau mắt gây ra.

Tốt cho não bộ và gan.

Hỗ trợ khả năng nhận thức của não bộ.

Nước sắc từ hạt mận đỏ có tác dụng giảm đau nhức trong khi đó phần rễ của loại cây này được xem là một loại thuốc chữa động kinh khá hiệu quả.

- Nước ép quả mận: Pha với nước đường uống có tác dụng mát, thanh nhiệt, giải nóng, nhuận tràng, dùng làm nước giải khát mùa hè rất tốt. Ngoài ra dịch này còn có tác dụng làm đẹp da, dùng dịch ép quả mận bôi lên mặt hàng ngày da mặt sẽ mịn hơn.
- Ô mai mận: Quả mận được chế biến thành ô mai là một vị thuốc chữa ho, viêm họng rất hiệu nghiệm.

Cách làm ô mai mận như sau: Chọn mua những quả mận vừa chín tới, rửa sạch, để ráo nước rồi ngâm với muối, cứ một lớp mận lại một lớp muối, vẩy thêm một ít nước đun sôi để nguội rồi nén hơi nặng. Sau một vài ngày đến một tuần đảo đều, có thể châm kim vào vỏ quả trước khi muối cho chóng ngấu. Sau đó ngâm mận muối vào nước ấm cho đỡ mặn. Để ráo, rồi ướp mận với nước đường, cứ 20g đường cho 1 kg mận. Rim nhỏ lửa, đảo đều cho đến khi cạn hết nước đường. Để nguội, trộn với gừng khô giã nhỏ và bột cam thảo. Ngậm chữa bệnh ngày nhiều lần, kết quả rất tốt.

Ngoài quả mận, nhiều bộ phận của cây mận cũng được Đông y dùng làm thuốc như lá mận, hoa mận, vỏ rễ mận, nhân hạt mận.

- Lá mận: Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá mận phối hợp với lá đào, lá si, lá dâm bụt, lá thài lài tía, mỗi thứ 30 - 50g, rửa sạch, giã nhỏ, sao, ngâm rượu. Dùng rượu này xoa bóp chữa đau nhức gân xương, không đi lại được có kết quả tốt.

- Hoa mận: Giã nát, trộn với sữa, bôi lên mặt hàng ngày sẽ làm da mặt mịn màng, mất hoặc giảm vết rám đen, tàn nhang.

- Vỏ rễ mận (chỉ lấy lớp vỏ trắng bên trong): Lấy 20g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày để chữa kiết lỵ, khí hư. Nước này đem cô đặc có thể dùng ngậm chữa đau răng.

- Nhân hạt mận: Lấy từ hạt quả mận chín, bỏ hết thịt, đập vỡ vỏ hạt, lấy nhân. Nhân này vị cay, đắng, hơi ngọt có tác dụng giảm đau, nhuận táo, lợi tiểu, chữa phù thũng, táo bón. Liều dùng mỗi ngày 12g. Dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai không được dùng.

IV. Các lưu ý khi ăn mận tránh gây hại sức khỏe

Mặc dù mận là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất hiện nay, bạn cũng không nên ăn chúng quá nhiều. Hãy cảnh giác về những tác dụng phụ có thể gặp như dưới đây nếu ăn quá nhiều mận:

1. Tăng rủi ro cho thận và sỏi thận

Mận có nhiều chất oxalate, nếu ăn nhiều sẽ làm giảm sự hấp thụ canxi. Vì oxalate canxi chính là nguyên nhân gây ra sỏi thận và bàng quang nên bạn cần tránh ăn quá nhiều mận. Người bị bệnh liên quan đến thận nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi ăn mận. Thông thường, các bác sĩ sẽ không ngăn cản bạn ăn mận, nhưng nếu bạn xu hướng phát triển của sỏi thận, hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh này thì tốt nhất bạn không nên ăn với số lượng lớn. Khi ăn quá nhiều mận, mức oxalate có thể tập trung, cản trở hấp thu canxi trong cơ thể và kết quả là dẫn đến kết tủa canxi trong thận, dẫn đến hình thành sỏi nhỏ hoặc thậm chí lớn trong thận và bàng quang.

2. Có hại cho răng

Chất chua làm thối rữa, ê buốt chân răng, đặc biệt là răng của trẻ em. Bởi vậy, những người ăn nhiều mận có nguy cơ bị sâu răng cao hơn.

3. Ngoài ra, khi ăn mận bạn cần lưu ý

Không nên ăn vào lúc đói vì mận có tính axit cao có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Trước khi ăn mận nên ngâm trong nước muối loãng từ 15-20 phút để đảm bảo an toàn và không nên ăn quá 10 quả trong một ngày.

Thân Thiện (Tổng hợp)