Logo Bài Thuốc Quý

Viêm đại tràng mãn tính do để lâu ngày

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Theo thống kê của Hiệp hội tiêu hóa Việt Nam có tới hơn 25% người Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh đại tràng nhưng hầu hết không phát hiện và điều trị sớm, dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm không ngờ.

Theo thống kê của Hiệp hội tiêu hóa Việt Nam có tới hơn 25% người Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh đại tràng nhưng hầu hết không phát hiện và điều trị sớm, dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm không ngờ như bị mất nước, sỏi thận, giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng… và có thể dẫn đến ung thư trực tràng – 1 trong 5 căn bệnh ung thư gây tử vong đáng sợ nhất ở Việt Nam.

Viêm đại tràng mãn tính

So sánh đại tràng của người bệnh đại tràng và người bình thường.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng. Bệnh viêm đại tràng có triệu chứng chung là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, trướng bụng, phân rối loạn, không thoải mái sau khi đại tiện… Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do cơ thể bị nhiễm các vi khuẩn như trực khuẩn lao, lỵ, lậu cầu khuẩn, Cytomegalovirus, Herpes simplex, Amip, Giardia lamblia, Candida…

25% người Việt Nam có nguy cơ bị bệnh đại tràng mà không hay biết!

Tổ chức Y tế thế giới đã xếp hàng Việt Nam vào một trong những quốc gia mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hàng đầu thế giới. Theo một nghiên cứu mới công bố: Cứ 3 người Việt Nam thì có 1 người mắc bệnh đại tràng. Tuy nhiên, không nhiều người Việt Nam nhận ra mình đang mắc bệnh này dẫn đến việc bệnh ngày càng trở nên trầm trọng và nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Nhiều bệnh nhân coi thường, tự điều trị bằng thuốc kháng sinh, berberin lại gây ra loạn khuẩn ruột, mất hệ vi khuẩn có ích trong ruột khiến hệ tiêu hóa ngày càng hoạt động yếu. Hơn nữa, vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam chưa đảm bảo, đồ ăn dễ bị nhiễm khuẩn khiến lớp niêm mạc đại tràng dễ kích ứng và tái phát trở lại.

Viêm đại tràng để lâu ngày sẽ dễ dẫn đến “mãn tính”

Bệnh đại tràng thường diễn biến chậm. Ban đầu bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, đau bụng rồi tiêu chảy, đại tiện khó chịu, phân nát hoặc táo bón. Tuy nhiên, càng để lâu thì tình trạng này càng dai dẳng, những tổn thương sẽ càng trở nên sâu và rộng ảnh hưởng đến biểu mô niêm mạc đại tràng, điều trị khó khăn hơn, dần dần tiến triển thành viêm đại tràng mạn tính.

Bệnh viêm đại tràng mạn tính thường xuyên tái phát, dễ gây ra mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, sốt… kéo dài lâu ngày dẫn đến cơ thể gầy sút, hốc hác. Việc điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính hiện nay gặp rất nhiều khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới chính là do tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc, việc điều trị bằng thuốc tân dược hiện nay chủ yếu để khắc phục các triệu chứng (chữa đi ngoài, giảm co thắt ruột, giảm đau,…)

Viêm đại tràng mãn tính do để lâu

Viêm đại tràng mạn tính dễ gây ra mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, sốt…

Biến chứng khôn lường nếu không điều trị sớm

Một số biến chứng phải kể đến như: chảy máu nặng, bị mất nước, sỏi thận, loãng xương,viêm da, khớp và mắt, đại tràng nhanh chóng sưng nề (độc megacolon), bệnh gan.

Theo giáo sư Nguyễn Xuân Huyên – “Bách khoa thư bệnh học” – 2008, bệnh viêm đại tràng có thể biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính (2-6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%). Nếu để bệnh lâu 8 – 10 năm có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng – nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan. Theo thống kê, hàng năm ở Việt Nam số ca mắc mới ung thư đại – trực tràng là hơn 8.700 ca và số ca tử vong là gần 6.000 ca.

Cách điều trị bệnh đại tràng dứt điểm

Nếu phát hiện những biểu hiện đầu tiên của bệnh nên tới bệnh viện và các cơ sở Y tế để khám, xét nghiệm và được hướng dẫn điều trị bệnh.

Bệnh nhân nên kết hợp chế độ sinh hoạt điều độ, chế độ ăn uống hợp lý và điều trị bằng thuốc phù hợp để nhanh chóng hồi phục. Nếu phát hiện sớm và biết cách điều trị thì có thể chữa được bệnh triệt để. Dù vậy, khi bệnh đã thuyên giảm, bệnh nhân vẫn luôn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ để đảm bảo không bị tái phát.

Theo Afamily.vn