Logo Bài Thuốc Quý

Bệnh tim mạch

23/09/2014 10:10 AM
​Bệnh tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu. Tìm hiểu về bệnh tim mạch là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh tim mạch, bài thuốc điều trị bệnh tim mạch.

1. Tìm hiểu về bệnh tim mạch.

Trái tim con người to cỡ 1 nắm tay và nặng khoảng 300g. Tim bơm Oxy và máu đến các cơ quan trong cơ thể của chún ta qua các mạch máu. Bệnh tim mạch là từ chung miêu tả các bệnh ảnh hưởng đến tim và các mạch máu.

Bệnh tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu, là thủ phạm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến các cơ quan trong cơ thể làm các cơ quan nội tạng bị phá huỷ hoặc thậm chí gây ra chết người. Nếu bị bệnh tim mạch, tim và não có nguy cơ bị ảnh hưởng cao. 1 số bệnh tiêu biểu:

Huyết áp cao: Huyết áp cao xuất hiện khi máu được đẩy đi trong mạch máu với áp suất cao. Khi huyết áp lên cao, thành mạch trở nên yếu và có thể gây ra các biến chứng như đột quỵ hay cơn đau tim.

Đột quỵ: Đột quỵ khi một động mạch, cơ quan mang máu và ô-xy đến một phần nào đấy của tim bị chặn lại. Không có ô-xy, phần cơ này của tim không hoạt động và sẽ có cảm giác đau ở ngực.

Bệnh tim mạch, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch


Suy tim: Tim khoẻ mạnh sẽ bơm máu đến khắp cơ thể. Một quả tim yếu sẽ không đủ khả năng làm việc bơm máu này một cách hiệu quả. Khi tim không bơm đủ máu, sẽ bị suy tim.

Bệnh động mạch vành: Ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp máu cho cơ tim. Nếu động mạch bị nghẽn và dòng máu đưa vào tìm bị hạn chế, có thể gây ra cơn đau tim đột qụy, bệnh động mạch vành cũng có thể gây ra cơn đau ngực (chứng đau thắt ngực).

Xơ vữa động mạch: Khi các mạch máu bị tắc bởi sự tích tụ cholesterol, chất béo và can-xi (còn được biết đến như là những mảng bám), đây chính là điều kiện dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Những mảng bám tạo thành trên thành của mạch máu, mạch máu trở nên kém mềm dẻo, và sự lưu thông trong mạch máu cũng kém hơn, làm dòng máu khó chảy qua. Đột quỵ hay cơn đau tim có thể xuất hiện nếu sự tích tụ mảng bám trở nên dày và mạch máu bị tắc nghẽn nên dòng máu không thể chảy qua được.

2. Cách phòng ngừa trị bệnh tim mạch.

Tập thể dục thường xuyên

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách tập thể dục thường xuyên. Bạn nên biết rằng một khi bước vào giai đoạn mãn kinh thì khả năng bị huyết áp và cholesterol sẽ tăng lên rất nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể bạn sẽ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch.

Việc tập luyện thể dục thường xuyên sẽ góp phần giảm lượng mỡ trong máu và giúp ổn định hệ tuần hoàn. Vì thế, ngay từ bây giờ, hãy dành thời gian khoảng 4 lần/tuần để rèn luyện thể lực và 35 phút rèn luyện cơ bắp ít nhất 3 ngày/tuần để có trái tim khỏe mạnh.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách tập thể dục thường xuyên.

Tập thể dục phòng ngừa bệnh tim mạch

Tập thể dục làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bạn cũng nên thường xuyên đi bộ sau bữa tối. Hãy đi cầu thang bộ thay vì thang máy và thang cuốn.

Ăn thực phẩm lành mạnh

Hãy đảm bảo rằng bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh. Hãy dành sự ưu tiên hàng đầu cho các loại rau như: xà lách, đậu lăng, đậu, đậu nành, các loại hạt và các loại cá, đặc biệt là cá hồi trong chế độ ăn uống của bạn.

Tránh xa thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp, các loại thịt đỏ, đồ chiên rán và những thực phẩm ăn nhanh. Bởi vì trong những loại đồ ăn đó có hàm lượng muối cao hơn rất nhiều và nó không tốt cho tim của bạn.

Giảm lượng muối

Chế độ ăn có hàm lượng natri cao sẽ kéo theo những vấn đề liên quan đến bệnh tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Vì thế, để đảm bảo mình có được một trái tim khỏe mạnh, bạn cần giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của mình và thường xuyên kiểm tra huyết áp.

Việc giảm lượng natri được hấp thu vào cơ thể có thể giúp giảm huyết áp hoặc ngăn ngừa sự phát triển của tăng huyết áp, điều hòa ổn định nhịp tim…


Bổ sung Omega-3

Việc bổ sung axit béo Omega-3 tạo hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa các tác nhân gây hại cho tim. Bởi vì Omega-3 có tác dụng làm hạ tỉ lệ glycerid (mỡ) trong máu, giúp máu lưu thông dễ dàng đồng thời làm giảm chứng huyết khối trong mạch máu.

Do đó, các nhà dinh dưỡng học khuyên bạn thường xuyên thụ cá (cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu) và các thực phẩm giàu Omega-3 để tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch.


Kiểm tra lượng cholesterol

Người ăn nhiều hoặc thường xuyên ăn các loại thực phẩm có nhiều chất béo sẽ khiến cho lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, dẫn đến xơ vữa động mạch, cao huyết áp và bệnh mạch vành. Do đó, hãy thường xuyên kiểm tra trọng lượng cơ thể của bạn và giữ cho vóc dáng ổn định.

Khi chọn thực phẩm hãy nhìn vào nhãn dán trên bao bì để kiểm tra mức calo, natri và chất béo của thực phẩm đó. Bởi vì cơ thể của bạn không cần tới những loại thực phẩm với hơn 2 gam chất béo.

Chất béo trans trong thực phẩm sẽ làm tăng cholesterol xấu LDL và đồng thời cũng làm hạ cholesterol tốt HDL xuống. Vì vậy, bạn nên tránh dùng những thực phẩm có chứa chất béo trans quá cao như: các loại bánh ngọt , chocolat, kẹo, bánh biscuit, bánh trung thu, thức ăn chiên bán…

Điều chỉnh lượng đường trong máu để giảm thiểu bệnh tiểu đường

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy điều chỉnh huyết áp và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao và tinh bột chính là kẻ thù của bạn. Nếu bạn không muốn mắc phải bệnh tim mạch hãy tránh xa những loại thực phẩm đó.

Ngồi thiền hằng ngày

Trong một công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania ở Philadelphia khám phá ra rằng ngồi thiền có thể giúp cải thiện bệnh suy tim. Do đó, nếu bạn muốn có một trái tim khỏe mạnh, một ngày hãy ngồi thiền 2 lần, mỗi lần khoảng 20-30 phút.

Bên cạnh đó bạn cũng nên cố gắng giảm thiểu tối đa những dồn nén cảm xúc, căng thẳng trong cuộc sống.