Logo Bài Thuốc Quý

Cây chè xanh

21/04/2014 07:57 AM
Cây chè xanh có tên khoa học là Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trà xanh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và còn có nhiều bài thuốc từ cây chè xanh chữa bệnh rất tốt.

Đặc điểm của chè xanh

Camellia sinensis xuất xứ từ Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét (6 ft) khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài. Hoa trà màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu.

Hạt của Camellia sinensis và Camellia oleifera được ép lấy tinh dầu trà, gia vị ngọt và dầu ăn không được trộn lẫn với tinh dầu trà. Tinh dầu thường được sử dụng làm thuốc và mỹ phẩm, có khởi nguồn từ lá của nhiều thực vật khác.

Chè xanh, cây chè xanh

Cây chè xanh.

Lá của trà dài từ 4–15 cm và rộng khoảng 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá non có sắc xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất trà. Ở thời đoạn đó, mặt dưới lá có lông tơ ngắn màu trắng. Lá già thì chuyển sang màu lục sẫm. Tùy lứa tuổi mà lá trà có thể dùng làm thành phẩm trà khác nhau vì thành phần hóa học trong lá khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn mỗi 1 đến 2 tuần.

Chè xanh được trồng ở đâu?

Trà thường được trồng trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong khu vực có lượng mưa tối thiểu 127 cm. (50 inches) mỗi năm. Trà được trồng tại nơi ẩm ướt, có đủ ánh sáng mặt trời, có thể trồng trong khu vực USDA 7 - 9. Tuy nhiên, mỗi bản sao được trồng thương mại từ vùng xích đạo, xa về phía bắc của Cornwall tại Vương quốc Anh. Đa số trà cao sản được trống tại cao nguyên, trên 1,500 mét (4,900 feet), nơi thực vật phát triển chậm và có nhiều hương vị.

Trà được trồng tại nhiều nước, mỗi nước điều có dạng trà riêng:

Tại Ấn Độ

Phần lớn trà được sản xuất tại Ấn Độ gọi là trà Assam (đôi khi nó được gọi là C. sinensis assamica hay C. assamica). Nó là loại cây nhỏ (thân đơn), lá to bản. Trong thiên nhiên, trà Assam cao tới 6 - 20 mét (20–65 ft); nhưng khi canh tác thì cây được xén kỹ chỉ còn cao nhỉnh trên hông người. Ở những vùng đất trũng, cây trà cần độ ẩm cao (mưa nhiều) nhưng thoát nước tốt. Những cây trà thuần hóa không chịu được nhiệt độ cao. Cây trà Assam được phát hiện năm 1823 (mặc dù nó đã được người dân địa phương sử dụng làm đồ uống từ trước đó) là một trong hai cây trà gốc. Tất cả các cây trà Assam và phần lớn trà Ceylon (Tích Lan, nay là Sri Lanka) có nguồn gốc từ cây này. Trà Assam tạo ra hương vị ngọt khi pha nước uống, không giống như vị của các loại trà Trung Hoa khác.

Tại Trung Quốc

Trà Trung Quốc (đôi khi gọi là C. sinensis sinensis) là loài cây lá nhỏ, nhiều thân mọc thành bụi rậm cao tới 3 mét. Đây là loại trà đầu tiên được ghi nhận với lịch sử trong văn tịch hơn 3000 năm; trà này được dùng sản xuất nhiều loại trà nổi tiếng.

Tại Cam pu chia

Trà Cam pu chia đôi khi được gọi là C. sinensis parvifolia. Lá trà này về kích thước trung bình, giữa lá trà Assam và lá trà Trung Quốc; nó là một loại cây nhỏ, dạng bụi. Đôi khi người ta coi biến thể này là sản phẩm lai ghép của trà Assam và Trung Quốc.

Tại Việt Nam

Cây trà tại Việt Nam đến giữa thể kỷ 20 được trồng khắp miền quê ngoài Bắc và Trung, diện tích lớn nhất ở hai tỉnh Phú Thọ và Quảng Nam. Loại này thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi gọi là trà xanh. Loại thứ hai là trà đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước. Hạng nhất là trà búp, có khi gọi văn vẻ là "trà bạch mao" hay "trà bạch tuyết" nếu búp có lông tơ trắng. Hạng nhì là hai lá trà kế. Lá thứ tư, thứ năm là trà hạng ba. Những lá dưới nữa thì dùng làm trà mạn, rẻ hơn cả.

Đồn điền cây trà thì mãi đến năm 1924 thời Pháp thuộc mới bắt đầu hoạt động ở vùng Cao nguyên Trung Kỳ gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Darlac và Đồng Nai Thượng. Sang thập niên 1930, trà được đem trồng một cách quy mô trên cao nguyên vùng B'lao và Djiring và vùng này sau chiếm địa vị là vựa trà.

Tính đến năm 1960, Việt Nam xuất cảng 2.000 tấn trà mỗi năm. Đến năm 2007 thì sản lượng trà của Việt Nam đã vượt một triệu tấn, canh tác trên 125.000 hecta.

Loại sâu bệnh trên cây chè.

Lá trà là thức ăn của nhiều loài động vật ăn cỏ, như các loài sâu bướm thuộc họ Peribatodes rhomboidaria, Geometridae.

Tác dụng của chè xanh đối với sức khỏe.

Lá trà được dùng trong Đông y để trị hen phế quản (như một loại thuốc trị hen suyễn), đau thắt ngực, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoài.

Ngày nay, trà xanh phổ biến khắp nơi, là thức uống rất có lợi cho sức khỏe, góp phần ngừa ung thư, giảm cholesterol, diệt khuẩn và giảm cân. Trà chứa lượng lớn catechins, một chất chống ôxy hóa. Trong các hoạt tính, (-)-catechin từ C. sinensis làm kích thích PPARgamma, thụ quan hạt nhân, là mục tiêu dược lý hiện hành cho điều trị đái tháo đường loại 2.

Tuy nhiên, ngày nay trà cũng có tác dụng xấu đến sức khỏe, như chứa caffein vượt mức cho phép, nhiều loại trà còn chứa flo và oxalat.