Logo Bài Thuốc Quý

Củ mã thầy, củ năng

04/01/2020 · Dược liệu
Từ xưa củ mã thầy đã được coi là một vị thuốc quý, trong một số phương thuốc cổ đại đã có thành phần củ mã thầy. Y học cổ truyền đánh giá cao tác dụng điều trị bệnh của loại củ này. Dưới đây là chi tiết về củ năng, các tác dụng của củ năng đối với sức khỏe.

Củ mã thầy, củ năng

Ẩn chứa bên trong của một loại củ có vẻ ngoài xù xì, xấu xí là một cây thuốc quý - cây mã thầy. Củ của cây mà thầy là một vị thuốc toàn năng, mời các bạn tìm hiểu kỹ hơn công dụng cách dùng vị thuốc này. Củ mã thầy còn có tên gọi khác là củ toàn năng, củ năng (Người miền nam gọi là củ năng). Loại củ này có hình dáng xấu xí nhưng ít ai ngờ tới đây lại là một cây thuốc nam nhiều công dụng. Thường được nhân dân sử dụng hàng ngày để giải nhiệt, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Củ mã thầy
Củ mã thầy, vị thuốc quý chữa bệnh.

Tên khoa học

Heleocharis plantaginea R.Br, cây thuộc họ cói.

Khu vực phân bố

Củ mã thầy được người dân trồng ở khắp các vùng miền quê Việt Nam làm thực phẩm, nhiều nhất là ở vùng núi cao các tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc.

Trong Nam củ mã thầy được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với tên gọi là củ năng.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng của cây là củ. Củ mã thầy được dùng dưới dạng tươi hoặc khô đều được. Nhưng củ được dùng dưới dạng tươi nhiều hơn.

Thành phần hóa học

Là loại củ giàu dinh dưỡng, bổ và rất mát Củ mã thầy có chứa 60% tinh bột, 7% protein và một ít đường.

Tính vị

Củ có vị ngọt mát, tính mát. Những ngày hè nóng nực rất thích hợp sử dụng củ mã thầy để giải nhiệt.

Đối tượng sử dụng củ mã thầy

Củ mã thầy dùng được cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Kể cả người có bệnh hoặc người không bệnh tật gì đều nên sử dụng hàng ngày để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

Cách dùng, liều dùng

Liều dùng: Củ tươi 100g, củ khô 50g. (Gọt sạch vỏ để sử dụng)

Dùng đơn giản như các loại củ thông thường. Ta có thể dùng nấu cháo hoặc ép lấy nước để sử dụng hàng ngày.

Tác dụng của củ mã thầy

1. Thanh nhiệt, giải độc

Củ năng có khả năng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể vô cùng hiệu qủa. Bạn có thể chế biến thành những món ăn như: lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.

2. Giải rượu

Có khả năng giải rượu, với những người sử dụng quá nhiều rượu bia, thì thường gặp phải tình trạng nóng bụng, nên rất khó chịu. Và lúc này, củ năng chính là phương pháp tuyệt vời nhất mà bạn nên lựa chọn. Cách làm hết sức đơn giản, chỉ cần tiến hành ép lấy phần nước cho thêm ít chanh và một chút muối giúp hạn chế chất độc của rượu vào cơ thể và chống nóng trong người.

3. Ngừa bệnh tim mạch

Củ năng chứa nhiều acid béo thiết yếu như linoleic acid, tốt cho sức khỏe tim mạch và phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ.

4. Tốt cho đường ruột

Chất xơ và tinh bột của củ năng thuộc loại tiêu hóa chậm, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.

4. Kháng khuẩn

Củ năng có chứa những nguyên tố có tên flavonoids và polyphenolic, trong khi hai thành phần này có khả năng ngăn chặn cũng như ức chế khả năng hoặt động của những loại virut và ung thư, cải thiện chức năng của dja dày, đề trị chứng mất ngủ và khó chịu trong cơ thể. 

5. Tăng cảm giác ngon miệng

Ăn củ năng sống hoặc ép lấy nước uống sẽ giúp giải quyết những vấn đề về ăn uống kém ngon ở người lớn tuổi.

6. Khỏe cơ và thần kinh

Một trong những nguyên tố khoáng chất phong phú trong củ năng chính là kali. Trong khi đây là loại khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể cũng như hệ thần kinh. Bên cạnh đó, lượng iốt và mangan của củ năng cũng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.

7. Không chứa cholesterol và chất béo

Củ năng chính là thực phẩm thích hợp để bổ sung vào chế độ ăn uống. Việc dùng củ năng thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ bằng cách duy trì lượng cholesterol trong máu. Do củ năng không chứa chất béo nên bạn không cần lo mình sẽ tăng cân khi bổ sung chúng vào chế độ ăn uống thường ngày.

8. Chứa các vitamin thiết yếu

Thêm củ năng vào salad hay các món rau ăn kèm là một cách để bạn bổ sung các vitamin thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Trong củ năng chứa một lượng lớn vitamin B6 hỗ trợ chức năng não và hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, củ năng còn chứa chất thiamin và riboflavin hỗ trợ cơ thể chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng cho cơ thể.

9. Nhiều khoáng chất

Củ năng chứa 10% kali, đồng và mangan. Mỗi loại khoáng chất này đóng một vai trò quan trọng duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể. Tim được duy trì nhịp điệu ổn định với sự trợ giúp của kali và giúp sản xuất hồng cầu. Thêm vào đó, mangan giúp xương cứng cáp cũng như hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate và cholesterol trong cơ thể.

10. Tốt cho người ăn kiêng

Nửa cốc củ năng (khoảng hơn 50g) chỉ chứa 60 calo, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc ăn nhiều loại củ bổ dưỡng này nếu đang tính toán lượng calo. Ăn củ năng cho một bữa ăn nhẹ ít calo hoặc thêm chúng vào salad và các món ăn khác, bạn vẫn nhận được tất cả các lợi ích sức khỏe.

Một số tác dụng khác của củ năng

Từ xưa củ mã thầy đã được coi là một vị thuốc quý, trong một số phương thuốc cổ đại đã có thành phần củ mã thầy. Y học cổ truyền đánh giá cao tác dụng điều trị bệnh của loại củ này.

Ngày nay y học hiện đại đã công nhận hiệu quả của mã thầy đối với sức khỏe, giúp tăng cường tổng hợp protein, điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể rất tốt.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người nếu có điều kiện nên sử dụng loại củ này như một thực phẩm bổ dưỡng dùng hàng ngày. Dưới đây là những tác dụng chính của vị thuốc:

  • Tác dụng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Tác dụng tăng cường tổng hợp chất béo và protein.
  • Điều trị bệnh gan, vàng da
  • Tác dụng nhuận tràng, điều trị bệnh táo bón
  • Tác dụng thanh nhiệt giải độc, bù nước.
  • Tác dụng tiêu đờm
  • Tác dụng lợi tiểu
  • Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm
  • Tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư (Củ mã thầy có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính ở dạ dày, phổi, thực quản và vòm họng).

Một số bài thuốc từ củ mã thầy

1. Đau bụng khó tiêu

Lấy củ năng bỏ vỏ nhồi vào dạ dày lợn khâu kín lại, đun chín kỹ, ăn cái, uống nước rất tốt.

2. Ho sốt, đờm đặc nhiều

Củ năng bỏ vỏ, rửa sạch ép lấy nửa cốc nước, uống cùng 1,5g xuyên bối, uống ngày 2 - 3 lần.

3. Đại tiện ra máu

Củ năng bỏ vỏ ép lấy 30ml hòa cùng 20ml rượu khi uống hâm nóng lên, sẽ có tác dụng tốt.

4. Tiểu tiện không thông, tiểu rát, buốt

Lấy 250g củ năng cả vỏ rửa sạch thái miếng, 30g rễ cỏ tranh, nấu kỹ hai vị trên để dùng. Hoặc 120g củ năng đập dập, nấu uống thay trà.

5. Làm hạ sốt sau khi lên sởi

Lấy 250g củ năng, 250g mía, rửa sạch thái nhỏ, nấu kỹ, ăn củ, uống nước.

6. Táo bón, trĩ ra máu, ho ra máu

Lấy 150g củ năng bóc bỏ vỏ, thái mỏng, 30g mộc nhĩ đen khô. Mộc nhĩ đem ngâm nước cho nở rồi thái miếng. Cho dầu nóng già rồi đổ mộc nhĩ, củ năng vào xào, cho thêm nước, gia vị, bột khuấy lên đến lúc sôi sền sệt là dùng được.


Chè củ năng hạt sen
Chè củ năng hạt sen.

7. Viêm đường hô hấp trên

Viêm họng, viêm amydal, viêm phế quản...: củ năng 500g, đường phèn 250g. Củ năng rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, thái miếng rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

8. Viêm đường tiết niệu, trĩ

Củ năng 200g, ngó sen tươi 200g, lê 200g, mật ong 15ml. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, thái rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch, hòa với mật ong để uống.

9. Cao huyết áp

Củ năng 100g, chanh tươi 100g, nước đun sôi để nguội 1.000ml. Củ năng rửa sạch gọt vỏ, thái miếng; chanh gọt bớt vỏ xanh bổ đôi; hai thứ cho vào nồi sắc lấy nước uống.

10. Mát gan, sáng mắt

Củ năng 200g, đường phèn 150g, hoài sơn 25g, hạt sen 25g, khiếm thực 25g, sa sâm 25g, ngọc trúc 25g, bách hợp 25g, ý dĩ 25g và long nhãn 25g. Tất cả đem sắc với một lượng nước vừa đủ trong 60 phút, để nguội uống trong ngày.

11. Kiện tỳ, tiêu tích, chậm tiêu, trướng bụng

Củ năng lượng vừa đủ, dạ dày lợn 1 cái. Củ năng gọt vỏ rửa sạch, thái vụn; dạ dày lợn làm sạch rồi cho mã thầy vào trong, buộc kín miệng, đem hầm chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Cách chế biến củ năng

Khi mua củ năng, bạn nên chọn những củ chắc và không bị mềm. Trong lúc chế biến, bạn gọt lớp vỏ mềm bên ngoài, dùng dao bén cắt bỏ phần trên và dưới của củ năng, sau đó cắt xung quanh các cạnh đến khi sạch hết vỏ. Củ năng chưa gọt vỏ cần bọc trong túi giấy, có thể bảo quản 1–2 tuần trong ngăn mát của tủ lạnh.

Củ năng dùng trong món mặn thường được dùng để nấu canh, xào với tôm, thịt và rau củ, hầm cùng thịt gà, đuôi heo, kho với sườn và tôm… Khi chế biến món ngọt, bạn có thể dùng củ năng nấu chè với đậu xanh, sâm bổ lượng, nhãn nhục, bạch quả, trứng gà hoặc làm bánh, nấu nước mát…

Lưu ý khi sử dụng

  • Để tránh nhiễm vi khuẩn, sán gây bệnh phải gọt sạch vỏ mã thầy trước khi sử dụng đặc biệt là khi dùng tươi.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên dùng củ mã thầy.
  • Khi sử dụng củ mã thầy điều trị ung thư, để giữ nguyên dược tính nên áp dụng cách ép nước sử dụng. Bởi khi đun nóng sẽ làm bay hơi các hoạt chất hỗ trợ điều trị bệnh ung thư do vậy làm giảm hiệu quả của vị thuốc.
Thân Thiện