Logo Bài Thuốc Quý

Lưu ý khi chườm đá lạnh khi bị chấn thương

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Chườm đá khi gặp chấn thương không phải lúc nào cũng tốt, có những vết thương như bong gân, sử dụng cơ bắp quá mức nếu chườm đá sẽ khiến vết thương trầm trọng hơn, chỉ nên chườm đá khi bị các vết thương kín, không bị chảy máu, vết thương bị tụ máu trong...

Phương pháp RICE của Mirkin – trong tác phẩm kinh điển The Sports Medicine Book năm 1978, trong việc sơ cứu và điều trị các chấn thương như bong gân, đứt dây chằng, chuột rút.

Phương pháp RICE của Mirkin bao gồm 4 yếu tố: Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép), Elevation (nâng lên). Tuy nhiên, theo Men’s Health, RICE không hiệu quả đến vậy và bản thân Mirkin đã lên tiếng đính chính rằng nghiên cứu của mình còn nhiều thiếu sót. Bởi trong nhiều trường hợp, RICE không những không làm lành vết thương mà còn khiến bạn đau trầm trọng hơn. Nguyên nhân là khi bạn bong gân hoặc sử dụng cơ bắp quá mức, cơ thể sẽ tự điều động hormone đến vùng bị thương để khởi động quá trình hồi phục. Đá và các quy trình làm lạnh khác sẽ cản trở máu lưu thông đến khu vực bị thương, khiến bạn lâu khỏi.

Chườm đá chữa chấn thương

Đôi khi chườm đá khi gặp chấn thương là gây họa cho chính mình.

Khi nào nên chườm lạnh

Vết thương tụ máu, chườm lạnh tốt nhất Trong sinh hoạt thể dục thể thao, có thể xảy ra các chấn thương ở cơ, gân và dây chằng. Do mức độ tổn thương nhẹ nên bệnh nhân có thể tự chăm sóc vết thương tại nhà. Người bệnh tuyệt đối không được vận động, không xoa bóp mạnh vào vết thương mà phải cố định vết thương để giảm đau, tránh phù nề.

Nếu là vết thương phần mềm, không hở, bị bầm tím, đọng máu (bong gân) thì chườm lạnh để phòng ngừa biến chứng, không gây tụ máu hay chảy máu. Dùng túi đá ướp chườm lạnh ngay tại chỗ 10 – 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, lặp lại nhiều lần trong ngày. Có thể chườm lạnh trong 1 – 3 ngày đầu sau khi bị thương. Không nên chườm một lần quá lâu hoặc chườm lạnh trực tiếp vì da sẽ bị bỏng.

Nếu vết thương bị chảy máu, loét da không được sử dụng các biện pháp dân gian như đắp lá, bôi các loại dầu, mỡ, tránh nguy cơ nhiễm trùng mà nên cố định vết thương, rửa sạch bằng nước muối loãng rồi băng ép, cố định. Mục đích là làm giảm chảy máu, sưng bầm và đau nhức. Dùng băng thun quấn ép dưới vùng tổn thương, những vòng đầu phải quấn chặt, sau đó lỏng dần.

Điều trị vết thương một cách hiệu quả hơn

Để điều trị vết thương một cách hiệu quả hơn, chuyên gia khoa học thể thao Julio Veloso từ Men’s Health khuyên bạn nên làm theo các bước sau:

– Vận động nhẹ nhàng: Vận động giúp máu và chất dinh dưỡng lưu thông đến vùng bị thương, mang đi các chất thải. Bạn có thể tưởng tượng mình đang vẽ một chữ cái trong không khí bằng bàn chân, bàn tay hoặc ngón tay bị đau. Nên bắt đầu ngay sau khi gặp chấn thương.

– Nâng lên: Hãy cố gắng nâng vết thương khi ngủ, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và ngon giấc hơn.

– Băng ép: Băng bó cẩn thận vết thương giúp bạn nhanh chóng di chuyển, cử động trở lại mà không làm ảnh hưởng đến chấn thương.

– Điều trị: Đừng quên tìm cho mình một nhà trị liệu để đưa các gân, khớp trở về hoạt động bình thường. Bạn cũng có thể thử các phương pháp chữa trị Đông Y như châm cứu.

Tiến sĩ Mirkin khuyến nghị, nếu cơn đau quá dữ dội, bạn vẫn có thể dùng đá đắp lên vết thương 2-3 lần, mỗi lần 10 phút và phải trước 6 tiếng tính từ thời điểm bị thương. Ngoài ra, nếu đang ở giữa một trận đấu, chườm đá sẽ giúp bạn bớt đau để tiếp tục. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ và không nên bất chấp hệ quả.

Theo Thanh Thu/Phunutoday.vn