Logo Bài Thuốc Quý

Chữa ho, ngạt mũi cho bé cực kỳ an toàn mà hiệu quả

01/01/2020 · Sức khỏe
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất dễ mẫn cảm với thời tiết, khói bụi và một số loại virus gây cảm cúm khiến bé bị ho và ngạt mũi. Các mẹ đừng quá lo lắng, khi trẻ mới chớm bệnh có thể dụng các phương pháp dân gian chữa ho và ngạt mũi cho bé cực kỳ an toàn mà hiệu quả dưới đây.

Ho và ngạt mũi

Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi có dịch nhầy ngăn bít khiến khoang mũi bị tắc nghẽn gây cản trở đường di chuyển của không khí trong quá trình hô hấp. Nghẹt mũi có thể không khiến trẻ bị chảy nước mũi, vì dịch nhầy xuất hiện ở sâu bên trong nhưng sẽ khiến trẻ khó thở, quấy khóc, đặc biệt là khi nằm ngủ và ăn uống. Khi bị nghẹt mũi trẻ thường bỏ ăn và đòi bế liên tục.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như:

  • Ho
  • Sốt
  • Hắt hơi
  • Chảy nước mũi
  • Hơi thở nặng
  • Ngáy 

Dấu hiệu phổ biến ở trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là sổ mũi, thở khò khè, quấy khóc. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi rất dễ chuyển thành ho có đờm. Do bé còn quá nhỏ nên không biết khạc đờm ra ngoài dẫn đến tình trạng ho khan, nôn trớ, viêm họng...

Nguyên nhân gây ho và ngạt mũi ở trẻ

Khoang mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên rất dễ bị nghẹt mũi. Tình trạng dịch nhầy tích tụ quá nhiều, lấp đầy các mạch máu và mô trong khoang mũi gây nên nghẹt mũi.

Hầu hết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ngạt mũi do một số nguyên nhân khác như:

  • Cúm
  • Dị ứng với một loại mùi hoặc món ăn nào đó
  • Dị ứng với phấn hoa
  • Không khí quá khô do thời tiết hoặc do trẻ nằm điều hòa liên tục trong thời gian dài
  • Trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc hoặc nước hoa

Việc xác định được nguyên nhân gây ho và ngạt mũi ở trẻ rất quan trọng, nó giúp các mẹ có phương pháp điều trị hiệu quả cho bé.

Bài thuốc dân gian chữa ho cho bé

1. Rau diếp cá trị ho rất tốt

Rau diếp cá được biết đến là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả cho trẻ nhỏ. Mẹ dùng một nắm lá diếp cá (khoảng 5-10 lá), rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn, rồi trộn đều với một bát nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát. Sau đó, để nguội và lọc lấy nước cho bé uống. Mẹ cho bé uống từ 2-3 lần mỗi ngày, tốt nhất nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ.

Lưu ý:

Trong thời gian bé uống rau diếp cá, mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường. Ngoài ra, trong thời gian này mẹ nên hạn chế cho bé ăn các đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Nên xay nhuyễn thức ăn để bé dễ nuốt, dễ tiêu hơn, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước chanh hoặc nước cam. Nếu bé nôn trớ nhiều, có thể bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua.

Chữa ho cho bé
Những phương pháp dân gian chữa ho cho bé an toàn mà hiệu nghiệm.

2. Củ nghệ tươi chữa ho cho bé

Củ nghệ tươi đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn cho vào chưng cách thủy 10 phút. Sau đó để nguội cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé, cho bé uống đến khi hết ho.

3. Cây xương sông

Lá xương sông có tác dụng trị viêm họng, ho do cảm lạnh, ho có đờm, khản tiếng do viêm thanh quản. Mẹ lấy 2-3 lá xương sông bánh tẻ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát một thìa nhỏ mật ong, sau đó đem hấp cách thủy rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần, uống liên tục trong khoảng 5 ngày.

4. Củ cải trắng & gừng

Củ cải trắng và gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong, đem hấp cách thủy khoảng 10-15 phút rồi để nguội cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.

5. Hạt chanh & đường phèn

Lấy 5-6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn cho vào cùng, giã nhuyễn. Sau đó hòa thêm một thìa nước lọc, cho vào một chiếc bát sạch. Khi cơm cạn nước, mẹ cho bát vào hấp tới khi cơm chín. Sau đó lấy bát ra, để nguội, gạn nước trong và cho bé uống mỗi ngày 4-6 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê, bé sẽ hết ho và tiêu đờm. Mẹ lưu ý chỉ dùng cho bé từ 1 tuổi trở lên.

6. Chanh đào ngâm mật ong

1kg chanh đào rửa sạch, rồi ngâm trong nước đun sôi để nguội cùng với một ít muối trong vòng 30 phút. Sau đó vớt chanh ra để ráo nước, cắt thành những lát nhỏ, lưu ý không bỏ hạt. Mẹ lấy 0,5kg đường phèn giã nhuyễn. Chuẩn bị 1 bình thủy tinh sạch, để ráo nước, cho lần lượt 1 lớp đường phèn, 1 lớp chanh đến khi hết. Cho mật ong vào sau cùng. Chanh đào ngâm sau 3 tháng có thể dùng được.

Với trẻ từ 2-5 tuổi, mẹ dùng ½ muỗng cà phê. Với trẻ từ 6-12 tuổi, mỗi lần cho bé uống 1 muỗng cà phê. Mẹ cho trẻ uống 2-4 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy và vài lần nữa trong ngày. Với những bé chưa đủ 12 tháng, mẹ lưu ý không dùng mật ong để chữa ho cho bé.

7. Nước củ cải luộc

Mẹ cắt khoảng 4-5 lát củ cải trắng cho vào một nồi nhỏ, thêm 1 bát nước, đun sôi sau đó đun lửa liu riu khoảng 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn ấm giúp điều trị ho, khô mũi, đau họng, ho khan, ho có đờm.

8. Hoa hồng bạch

Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ cùng với một ít nước lọc, sau đó đem hấp cách thủy. Mẹ cho bé uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa.

9. Nước tỏi hấp

Mẹ lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm nửa bát nước cùng với 1 viên đường phèn, hấp cách thủy 15 phút. Hãy cho bé uống nước tỏi hấp khi còn ấm, ngày uống 2-3 lần sẽ giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng ho, cảm lạnh.

10. Tỏi & mật ong

Giã nát 2-3 tép tỏi, đem trộn với 2 thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy đến khi thử thấy vị hắc mùi tỏi chứ không được hấp chín tỏi. Bảo quản hỗn hợp trên trong lọ kín, mỗi lần cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày uống 1-2 lần. Trước khi uống nên cho bé uống nước lọc.

11. Lá hẹ & đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ, cắt thành từng khúc nhỏ hoặc dầm nát rồi cho một ít đường phèn vào, đem hấp cách thủy. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

12. Húng chanh & quất cực kỳ hiệu quả

Húng chanh có vị cay, tính ấm, có chứa tinh dầu có tác dụng trừ đờm, tiêu đột rất tốt, nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho trẻ nhỏ.

Mẹ chọn khoảng 15-16 lá húng chanh, đem rửa sạch, sau đó cho cùng 4-5 quả quất xanh vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó cho tất cả vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy 20 phút. Cho bé uống liên tục 1-2 lần mỗi ngày đến khi hết ho.

Hoặc mẹ có thể giã dập 15-16 lá húng rồi trộn với 10ml nước sôi, rồi gạn lấy nước cho trẻ uống hàng ngày, mỗi ngày 2 lần.

13. Quất xanh & mật ong

Lấy 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt, mang trộn với mật ong hoặc đường phèn rồi hấp cách thủy khoảng 30 phút đến khi quất chín. Mẹ dùng thìa dằm vỏ, bỏ hạt rồi để nguội cho bé uống nhiều lần trong ngày.

14. Lê, đường phèn & xuyên bối

Lê chọn quả to, gọt bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong quả lê 2-3 cục đường phèn nhỏ và 5-6 hạt xuyên bối (tìm mua ở các nhà thuốc Đông y). Sau đó cho lê vào hấp cách thủy khoảng 30 phút. Mỗi ngày cho bé ăn 2 lần. Lê kết hợp với đường và xuyên bối sẽ giúp trị ho, tiêu đờm.

15. Cải cúc

Mẹ dùng vài lá cải cúc rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ sau đó đem hấp cách thủy cùng với một ít mật ong trong khoảng 20 phút, dùng cho bé uống ngày 2 lần. Nên cho bé uống từ 3-5 ngày.

16. Nước cam thảo

Cam thảo có vị ngọt, vừa chứa thành phần kháng khuẩn vừa giúp làm dịu cổ họng. Do đó mẹ có thể cho trẻ uống mỗi khi con lên cơn ho. Các mẹ lưu ý không sử dụng nước cam thảo trị ho cho trẻ sơ sinh.

17. Chanh đào

chưng mật ong hoặc đường phèn Với những mẹ chưa kịp chuẩn bị sẵn chanh đào ngâm mật ong trong nhà, có thể sử dụng cách chưng chanh đào với mật ong hoặc đường phèn. Chanh đào rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt lát mỏng bỏ hạt trộn với mật ong hoặc đường phèn, chưng cách thủy. Khi trẻ bị ho, mẹ hãy cho trẻ uống hỗn hợp trên trong ngày, khi còn ấm, mỗi ngày dùng 2-3 lần.

18. Quất hồng bì

ngâm đường phèn Vào mùa quất hồng bì, mẹ đừng quên chuẩn bị sẵn “bảo bối” quất hồng bì ngâm đường phèn cho con dùng vào mùa đông nhé. Tinh dầu trong vỏ quất hồng bì sẽ giúp kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Không những vậy, lượng vitamin C dồi dào trong loại trái cây này còn giúp tăng cường sức đề kháng cho con, giúp phòng ngừa cảm cúm.

Mẹ nên cho trẻ uống nước quất hồng bì ngâm vào mỗi sáng, mỗi lần một thìa con, giúp tăng sức đề kháng cho con. Bài thuốc này không chỉ hiệu quả với trẻ nhỏ mà còn áp dụng rất tốt với cả người lớn.

Trên đây là những bài thuốc dân gian rất dễ làm với nguyên liệu rất dễ kiếm tìm, thậm chí có thể tìm thấy ngay trong vườn nhà mình. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý các bài thuốc này chỉ có tác dụng hiệu quả nhất khi bệnh vừa mới phát, vi khuẩn chưa “di cư” xuống phế quản, phổi.

Phương pháp dân gian trị nghẹt mũi cho bé

1. Chữa nghẹ mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý không chỉ có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong mũi mà còn hoạt động như một loại thuốc sát trùng, giúp kháng khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc mũi của bé.

Bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý 5 – 6 lần một ngày để lỗ mũi bé thông thoáng, dễ thở hơn. Các bước thực hiện như sau:

Đặt bé nằm ngửa trên giường và trải một chiếc khăn ngay dưới vai của bé. Lần lượt nhỏ 2- 3 giọt nước muối vào mỗi bên lỗ mũi. Day nhẹ cánh mũi để nước muối dễ dàng chảy vào bên trong và phát huy công dụng làm loãng dịch nhầy. Đợi 30 – 60 giây sau bạn bế con lên bụng, nâng đầu bé cao lên một chút để nước mũi chảy ra ngoài và dùng khăn sữa hoặc khăn giấy mềm lau mũi cho trẻ. Nước muối có thể kích thích bé hắt hơi. Điều này sẽ giúp đưa một phần dịch nhầy nằm sâu trong khoang mũi ra ngoài.

2. Hút mũi cho bé

Bạn đang gặp khó khăn trong việc loại bỏ chất nhầy tồn đọng khiến mũi bé bị nghẹt, hãy thử dùng dụng cụ hút mũi, chẳng hạn như máy hút mũi hoặc bóng hút mũi. Trong đó máy hút mũi sẽ cho hiệu quả tốt hơn trong việc làm sạch chất nhầy và dịch tiết trong mũi của trẻ sơ sinh.

Dụng cụ hút mũi có thể tạm thời giúp trẻ sơ sinh bớt nghẹt mũi nhưng cha mẹ không nên quá lạm dụng Máy hút mũi có cấu tạo là một ống nhỏ được đặt vào lỗ mũi bé và một đầu dùng để bạn ngậm và hút chất nhầy cho con. Dịch mũi sau đó được bắt vào một bộ lọc và khi kết thúc bạn chỉ cần tháo máy và vệ sinh sạch sẽ là được.

Cách sử dụng máy hút mũi như sau:

Trước khi sử dụng, đem máy hút mũi rửa bằng nước nóng để tiệt trùng rồi lau khô Đặt bé nằm ngửa trên giường và nghiêng đầu qua bên phải Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé. Sau đó nghiêng đầu trẻ sang trái và nhỏ nước muối vào lỗ mũi bên kia. Đặt một đầu mềm của máy hút mũi vào ngay cửa lổ mũi của bé. Sau đó bạn ngậm đầu còn lại nhẹ nhàng hút để lấy hết dịch nhầy ra khỏi mũi bé. Thực hiện tương tự cho bên mũi còn lại. Cuối cùng nâng đầu bé lên cao để chất nhầy còn sót lại chảy hết ra ngoài ** Lưu ý: Chỉ nên rửa máy hút mũi bằng nước nóng. Không dùng thuốc khử trùng hoặc đem nấu ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, tránh lạm dụng máy hút mũi kéo dài có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương nặng hơn.

Cách sử dụng bóng hút mũi

Bóp nhẹ đầu bóng đẩy hết không khí ra ngoài Đưa đầu hút mũi vào ngay cửa lỗ mũi của bé và thả bóng ra. Không khí sẽ được hút trở lại bên trong bóng hút kéo theo dịch mũi, giải phóng tình trạng tắc nghẹt trong mũi trẻ. Trước và sau mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy nước sạch hoặc nước muối sinh lý rửa bóng hút mũi.

Bé bị ngạt mũi
Cách chữa ngạt mũi cho bé an toàn, hiệu quả.

3. Trị ngạt mũi bằng tinh dầu

Một số loại tinh dầu đã được chứng minh là có khả năng kháng lại vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời làm giảm nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.

Dầu bạc hà:

Tinh dầu bạc hà chứa methol – một chất có tác dụng làm giãn nở các mạch máu trong xoang mũi, tạo điều kiện để không khí đi vào trong và làm thư giãn thần kinh, qua đó giúp các bé bớt ngạt mũi

Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu vào đèn xông và đặt gần giường của bé. Hương thơm nhẹ nhàng của tinh dầu sẽ giúp bé dễ chịu, ngủ ngon giấc hơn, đồng thời làm sạch không khí trong phòng.

Tinh dầu khuynh diệp: 

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, xổ mũi bạn hãy lấy tinh dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân bé trước khi đi ngủ, sau đó đeo tất vào cho con. Làm như vậy có tác dụng giữ ấm cơ thể cho bé và giúp các mạch máu ở mũi được lưu thông tốt hơn, tạo điều kiện để tổn thương trong mũi bé nhanh lành.

Tinh dầu tràm:

Tinh dầu tràm có khả năng chống lại virus gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh – một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Bạn chỉ cần lấy một ít tinh dầu bôi vào ngực, sau lưng, lòng bàn tay bàn chân cho bé kết hợp đưa lọ tinh dầu lại gần mũi cho bé hít sẽ thấy hiệu quả.

Thoa tinh dầu tràm có thể giúp khắc phục tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và chống lại virus cảm cúm 4. Lấy gỉ mũi cũng giúp giảm nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh Dịch nhầy có thể khô lại ngay cửa mũi làm chặn đường đi của không khí và khiến bé bị khó thở. Để giúp bé bớt nghẹt mũi, bạn hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé, sau đó dùng một cái tăm bông đã được làm ẩm nhẹ nhàng lấy gỉ mũi ra cho con.

Khi thực hiện chú ý nhẹ tay và không đưa đầu tăm bông vào sâu bên trong sẽ khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương, viêm nhiễm nặng hơn.

5. Làm ẩm không khí

Niêm mạc mũi bị khô sẽ kích thích mũi tiết ra nhiều dịch hơn khiến cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Chính vì vậy việc làm ẩm đường thở cho bé lúc này là rất quan trọng. Nó có thể giúp bé giảm tình trạng kích ứng mũi, làm giảm lượng dịch nhầy tiết ra.

Bạn có thể xem xét sử dụng một máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng. Đặt gần chỗ bé ngủ sao cho lớp sương phun ra từ máy có thể tiếp xúc với luồng không khí lưu thông vào mũi bé. Khi sử dụng các thiết bị này cần lưu ý thay nước hàng ngày và vệ sinh máy thường xuyên theo hướng dẫn của nhà sản xuất để vi khuẩn, nấm mốc không có cơ hội phát triển.

6. Để bé nằm gối cao đầu

Đây cũng là mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh theo dân gian cho hiệu quả tích cực. Khi bé ngủ, bạn hãy đặt một chiếc gối dưới nệm để kê cao phần vai và đầu của bé cao hơn so với bàn chân. Điều này có thể giúp chất nhầy trong xoang thoát ra ngoài.

Kê cao đầu trẻ trong lúc ngủ có thể giúp bé giảm nghẹt mũi Tuy nhiên, giải pháp này không được các bác sĩ khuyến khích áp dụng cho trẻ còn nằm trong nôi bởi việc để gối hay bất cứ thứ gì nơi bé ngủ mà không túc trực bên trẻ thường xuyên sẽ khiến con bạn có nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

7. Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách xông hơi

Bằng cách làm loãng dịch mũi khiến chất dịch dễ dàng chảy ra ngoài, hơi nước ấm có thể giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh một cách an toàn. Cách xông hơi đơn giản nhất là mẹ đưa bé vào nhà tắm, đóng kín cửa lại và xả vòi nước ấm để bé hít hơi nước.

Một cách khác, hãy giữ bé ngồi gần một chậu nước nóng, thêm vài giọt tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào cho bé xông hơi khoảng 15 phút nhằm làm tăng công dụng trị nghẹt mũi, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và làm sạch đường thở cho bé.

8. Cho trẻ ăn súp gà chữa nghẹt mũi

Món súp gà đã được chứng minh là có khả năng cải thiện chứng nghẹt mũi, giảm mệt mỏi cho trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Nếu con bạn đã đến độ tuổi ăn dặm thì có thể chế biến món này cho bé ăn thường xuyên, dùng tốt nhất khi súp còn ấm.

9. Massage mũi cho bé

Massage có thể tác động đến dòng chảy của dịch nhầy trong mũi và đẩy chất dịch thoát ra ngoài, giúp đường thở của bé được thông thoáng. Bạn dùng ngón cái và ngón trỏ đặt hai bên chân mày của bé, sau đó vuốt xuôi một chiều xuống dọc hai bên sống mũi của trẻ. Thực hiện động tác này nhiều lần liên tiếp để con bạn dễ thở hơn.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu sau khi áp dụng những mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh theo dân gian ở trên vài ngày mà tình trạng của bé vẫn không tốt hơn thì bạn nên đưa con đi khám bác sĩ. Đặc biệt con bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức khi có các dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Nôn trớ, ói mửa nhiều
  • Thở khò khè, hơi thở mạnh, khi thở thấy co rút xương sườn và lồng ngực
  • Có dấu hiệu mất nước như khô môi, mắt trũng sâu, ít đi tiểu…
  • Bỏ ăn Sốt kéo dài quá 2 ngày

Cách phòng ngừa ho ngạt mũi cho bé

  • Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ
  • Giữ ấm cho trẻ
  • Nếu cho trẻ nằm điều hòa cần bổ sung đầy đủ độ ẩm trong không khí
  • Vệ sinh điều hòa thường xuyên để không khí không bị nhiễm khuẩn
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá
  • Hạn chế cho trẻ ngửi các mùi dễ kích ứng như nước hoa
  • Không để trẻ tiếp xúc quá gần với các vật nuôi, có thể khiến lông vật nuôi bay vào mũi trẻ
  • Cho trẻ uống nhiều nước
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng

Trên đây là tổng hợp một số phương pháp dân gian, an toàn giúp trị ho và ngạt mũi cho bé. Tuy nhiên các cách này nên áp dụng khi trẻ mới chớm bệnh. Nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn: ho kéo dài, trẻ mệt lả..., các mẹ cần đến các cơ sở y tế để thăm khám để có cách điều trị tốt nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Thân Thiện