Logo Bài Thuốc Quý

Bài thuốc từ hổ phách

01/01/2020 · Sức khỏe
Hổ phách còn gọi huyết hổ phách, minh phách, hồng tùng chi. Hổ phách là nhựa cây thông cổ đại bị vùi lấp dưới lớp đất đã lâu năm, bị nén cứng và hóa thạch. Theo Đông y, hổ phách vị ngọt, tính bình; vào kinh tâm, can và bàng quang. Dùng làm thuốc có tác dụng an thần, trấn kinh, lợi niệu, tán huyết ứ.

Hổ phách là gì?

Hổ phách còn gọi huyết hổ phách, minh phách, hồng tùng chi. Hổ phách là nhựa cây thông cổ đại bị vùi lấp dưới lớp đất đã lâu năm, bị nén cứng và hóa thạch. Hổ phách là những cục to nhỏ không đều, màu vàng hay vàng đỏ phủ lớp bóng mờ, rất cứng; khi đập vỡ vết vỡ tròn nhẵn, không vị, không tan trong nước, tan một phần trong cồn, ete, clorofoc.

Hổ phách chứa tinh dầu, acid sucxinic, nhựa  từ acid sucxinic và một số chất khác (risin, bocneola...). Theo Đông y, hổ phách vị ngọt, tính bình; vào kinh tâm, can và bàng quang. Có tác dụng an thần, trấn kinh, lợi niệu, tán huyết ứ. Chữa tâm thần bất định, hồi hộp, mất ngủ, ngủ hay mê sợ, đi tiểu ra huyết, chữa mụn nhọt lâu lành. Do có màu sắc đẹp và cứng nên hổ phách được làm đồ trang sức; khi chà xát lên da làm nóng tỏa mùi thơm dễ chịu và sinh dòng điện có tác động làm sạch cơ thể và tinh thần thư thái, đem lại niềm vui tự nhiên, làm tăng sự tự tin. Liều dùng: 1,2 - 2,4g. Nên chế thành thuốc hoàn và thuốc viên.

Mô tả

Hổ phách là nhựa của cây thông cổ đại hiện nay đã tuyệt chủng có tên khoa học là Pityoxylon succinifer Krauss. Những cây thông này mọc thành rừng ở bờ biển châu Âu và Nam Mỹ, những vùng rừng Thông này hiện bị vùi dưới biển, dưới đất trong những mỏ than. Tuy nhiên hiện nay Hổ phách có được do nhựa cây Thông (Pinus Sp) lâu năm kết tinh lại thành từng cục ở dưới đất.

Để có Hổ phách người ta đào ở những mỏ than có Hổ phách hoặc nhặt được ở bở biển do bão táp ngoài biển đã đào được những cục Hổ phách chìm sâu dưới đáy biển lên, có khi phải lặn xuống biển sâu để mò.

Hổ phách là những cục lớn nhỏ không đều, trong suốt có màu vàng hay đỏ, loại sẫm đen là xấu, người ta thường giả Hổ phách để làm tràng hạt, nút áo. Thông thường Hổ phách lớp ngoài cùng phủ một lớp mỡ, thơm, rất cứng, khi vỡ vết vỡ tròn nhẵn, mỡ hay trong mỡ không có vị gì, khi đun nóng lên nó toả ra một mùi thơm dễ chịu. Không tan trong nước, một phần nào tan trong cồn, eter và clorofoc. Cục Hổ phách lớn có thể lớn tới 10kg. Khi muốn thử người ta xát Hổ phách vào len hoặc vải thì phát điện hút được hạt Cải. Hổ phách cứng mà dòn, nghiền ra bột ngay, rất nhẹ, đốt ra khói trắng thơm, nếu ra khói đen là loại nhựa Thông.

Hổ phách, bài thuốc từ hổ phách

Hổ phách


Bài thuốc từ hổ phách

Chữa ứ huyết bên trong do ngã từ trên cao xuống

Cạo hột Hổ phách, uống 6g với rượu, hoặc 2-3 muỗng Bồ hoàng, ngày uống 4-5 lần (Ngoại Đài Bí Yếu).

Chữa bí đái ở trẻ

Dùng hổ phách 30g tán bột, dùng 4 thăng nước, Hành tăm (Thông bạch) 10 củ, sắc còn 3 thăng nước bỏ vào 6g bột Hổ phách uống nóng. Trị các loại sỏi sạn bàng quang và các chứng lâm đều dùng được (Thánh Huệ Phương).

Tiểu gắt

Hổ phách tán bột 6g, Xạ hương 1 chút, uống với nước sôi nguội, hoặc sắc uống với nước Thuyên thảo, người già hoặc người suy nhược uống với nước sắc Nhân sâm, cũng có thể làm viên với mật, uống với nước sắc Phục linh (Phổ Tế Phương).

Chữa động kinh ở trẻ

Hổ phách, Đơn sa mỗi thứ 1 ít, Toàn yết 1 con tán bột, lần uống 3g với nước sắc Mạch môn đông (Trực Chỉ Phương).

Hổ phách được, Đơn sa, Tê giác, Linh dương giác, Thiên trúc hoàng, Viễn trí, Phục thần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Hổ phách, Phòng phong mỗi thứ 3g, Đơn sa nửa chỉ, Tán bột trộn với sữa heo chừng 3g thuốc cho uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Hổ phách 5 phân, Đởm nam tinh 3g, Cương tàm 3g, Hùng hoàng, Thần sa mỗi thứ 5 phân, Đảng sâm, Phục linh mỗi thứ 9g, Thiên trúc hoàng 3g, Câu đằng 9g, Ngưu tất, Xạ hương, mỗi thứ 3 phân. Tán bột làm viên, chia làm 2 lần uống (Hổ Phách Bảo Long Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tiểu tiện ra huyết

Hổ phách tán bột, lần uống 6g với nước sắc Đăng tâm (Trực Chỉ Phương).

Bất tỉnh do chấn thương

Hổ phách tán bột 3g trộn với Đồng tiện, uống 3 lần thì đỡ (Qủy Di Phương).

Chữa chóng mặt sau sinh

Dùng Hổ phách, Một dược, Nhũ hương, Diên hồ sách, Can tất, Miết giáp tán bột, dùng các vị sau làm tá Nhân sâm, Ích mẫu thảo, Trạch lan, Sinh địa, Ngưu tất, Đương quy, Tô mộc làm thang sắc uống với thuốc trên. Trị trưng hà, sản dịch ra không dứt, đau bụng, đau bụng dưới, khi nóng, khi lạnh, rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Chữa phụ nữ đau bụng do ác huyết

Hổ phách, Đại hoàng, Miết giáp tán bột, mỗi lần uống 6g với rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị đàn bà đau bụng có khối u, chóng mặt sau khi sinh, trưng hà

Hổ phách, Miết giáp, Kinh tam lăng mỗi thứ 30g, Một dược, Diên hồ sách mỗi thứ nửa lượng, Đại hoàng 6 thù, sao, tán thành bột, uống với rượu, mỗi lần 9g, lúc đói. Người quá suy nhược giảm Đại hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị Tâm có nhiệt, tiểu trường bị nhiệt nên tiểu không thông, uống vào thì khỏi

Hổ phách, Đơn sa, Hoạt thạch, Trúc diệp, Mạch môn đông, Mộc thông (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Chữa đau mắt đỏ, mắt có màng mây Hổ phách, Nhân trảo (móng tay người), Trân châu, Mã não, San hô (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Chữa thần chí bất định, mệt mỏi hay quên

Hổ phách 3g, Đảng sâm 9g, Nam tinh 6g, Phục thần 9g, Phục linh 9g, Nhân sâm nhũ (sữa người) 30g, Châu sa 5 phân, Viễn chí 6g, Xương bồ 6g. Làm thành viên, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước Hổ phách (Định Chí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chữa tiểu ra máu, tiểu ra sỏi

Hổ phách 5 phân, Trư linh 9g, Biển súc, Mộc thông, mỗi thứ 6g. Tán bột chia làm 2 lần uống với nước nóng (Hổ Phách Tán -Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).

Chữa khí trệ do ứ huyết, kinh nguyệt không thông

Hổ phách 5 phân, Đương quy, Nga truật, Ô dước, mỗi thứ 9g. Tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2-3 lần với nước nóng (Hổ Phách Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị trưng hà, đau bụng ứ huyết sau khi sinh

Hổ phách 5 phân, Miết giáp 9g, Tam lăng 9g, Diên hồ 6g, Mộc dược 3g, Đại hoàng 9g. Tán bột, mỗi lần uống 2 - 9g, ngày 2 - 3 lần, uống với Rượu, lúc đói (Hổ Phách Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt, thủy suy hỏa vượng cấm dùng. Nội tạng không có ứ trệ cấm dùng. Tiểu nhiều cấm dùng. Chất này được dùng dưới dạng bột và viên, không dùng dưới dạng thuốc sắc.

Thân Thiện (Tổng hợp)