Logo Bài Thuốc Quý

Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt nhất?

01/01/2020 · Sức khỏe
Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh rất hay gặp, bệnh do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Các lời khuyên về ăn uống, lối sống dưới đây sẽ giúp bạn dần cải thiện tình hình, bớt đau mà mau khỏi bệnh hơn.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương tại chỗ niêm mạc dạ dày tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày làm cho niêm mạc dạ dầy bị tổn thương và đồng thời cũng chính acid này làm cho vết thương khó lành và ngày càng loét sâu

Một chế độ ăn uống hợp lý cho người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng có thể làm giảm tiết acid và giảm tác dụng của acid dạ dày đã tiết ra lên niêm mạc dạ dày, Bảo vệ niêm mạc dạ dày, Nương nhẹ chức năng dạ dày ruột, phòng thiếu dinh dưỡng. Qua đó, giúp cho viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển chậm và chóng hồi phục hơn.

Đau dạ dày, viêm loét dạ dày
Ảnh minh họa.

Các món ăn tốt cho người đau dạ dày

- Các thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị: 

Chất ngọt (Đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, chè), chất béo (Dầu thực vật ăn sống với lượng ít, bơ)

- Thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị:

Gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, các loại khoai ninh nhừ. Những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.

- Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. 

Sữa nên uống sữa nóng; trứng nên ăn dạng hấp hoặc cho vào cháo, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần

- Các thực phẩm giàu đạm như : Thịt nạc, cá nạc. nên dùng dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ tiêu hóa và hấp thu

- Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét

- Rau củ tươi, hoa quả sẽ cung cấp lượng Vitamin A, B, C có tác dụng làm lành chỗ loét.Các loại rau củ non, đặc biệt họ cải (Cải bắp, củ cải, rau cải) có chứa vitaminU giúp chóng liền các vết thương đường tiêu hóa. Các loại rau củ phải ăn chín.

- Dầu ăn sống với số lượng ít (5-10ml/bữa) có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị. Nên chọn các loại dầu chế biến từ các loại hạt như dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…

- Người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên dùng các thức uống như: Nước lọc, nước khoáng,nước chè loãng.

- Sữa chua nhằm bổ sung vi khuẩn có ích BB12 giúp tăng axit luminal, tiết ra protein diệt khuẩn và ức chế các vi khuẩn có hại, làm giảm sự phát triển, sự bám dính của các loại vi khuẩn như Ecoli, Yersinia và nhất là vi khuẩn HP.

Các loại hạt ăn tốt cho người bị dạ dày

Hạt lạc

Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo, có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng chữa ho, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, ít sữa, viêm dạ dày mạn tính,…

Cách làm: Lạc nhân 100g, nấu lẫn với thịt lợn hoặc trứng gà để ăn. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, nửa giờ sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục như vậy 1 – 2 tuần là thấy rõ kết quả.

Hỗ trợ trị tăng huyết áp: Vỏ cứng củ lạc, mỗi lần 100g, sắc uống thường xuyên có tác dụng hạ huyết áp.

Hạt bưởi

Nguyên liệu:

100g hạt bưởi tươi (để cả vỏ cứng)

200ml nước sôi.

Cách làm:

Hạt bưởi tươi rửa sạch cho vào cốc thủy tinh to, đổ 200ml nước sôi, đậy kín, ủ nóng trong 2-3 giờ. Hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy làm cho cốc nước đặc, sánh như bột sắn. Chắt lấy nước, bỏ hạt.

Uống nước bưởi đã chắt được sau bữa ăn 2 tiếng. Mỗi ngày uống một lần. Uống liên tục hằng ngày khi hết đau thì thôi.

Hạt cây thì là

Hạt cây thì là có chức năng làm giảm đau bụng, khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Đun một ít hạt cây thì là trong nước và thêm một chút nước chanh. Uống trước bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa đau dạ dày.

Thức ăn không nên dùng cho người viêm loét dạ dày hành tá tràng

Chuối

Vì sao nói chuối có tác dụng tốt cho dạ dày? Chuối được xếp đầu trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày bởi chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.

Theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

Thực phẩm thô

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau/ loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…

Trong thực phẩm thô có chứa nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể.

Táo

Đúng vậy, táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.

Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.

Bánh mì nướng

Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là bạn hãy tránh xa bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.

Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo.

Canh/Soup

Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh/soup. Một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.

Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Lưu ý nhỏ khi bạn yêu thích các loại trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.

Trà thảo dược giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng.

Nước dừa

Nước dừa được xếp hạng thứ 2 trong nhóm chất lỏng tinh khiết sau nước tinh khiết. Nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.

Gừng

Người ta khuyên rằng, việc bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

Cây thì là

Thì là chứa nhiều anethole, chất có tác dụng kích thích việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Thì là cũng là nguồn phong phú a-xít aspartic, giúp chống đầy hơi. Đó là lý do vì sao nhiều người có thói quen nhai hạt thì là sau bữa ăn.

Sữa chua

Là nguồn phong phú probiotic, vốn chịu trách nhiệm nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Men vi sinh có trong sữa chua phụ trách nhiều hoạt động trong ruột, như sản sinh lactase, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Cây bạc hà

Bạc hà được dùng điều trị chứng khó tiêu, cơn đau bụng, chứng ợ nóng và đầy hơi. Bạc hà cũng có tác dụng kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và chứng đau đầu. Trà bạc hà cay có thể giúp giảm đau họng.

Bạc hà được dùng điều trị chứng khó tiêu, cơn đau bụng, chứng ợ nóng và đầy hơi.

Lá nguyệt quế

Được dùng để điều trị chứng đau nửa đầu, căng thẳng và lo lắng. Chúng cũng giúp cải thiện tiêu hóa và giải độc hệ tiêu hóa.

Cỏ cà ri

Lá và hạt cỏ cà ri hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm táo bón và giúp khắc phục chứng đầy hơi. Bạn có thể ngâm hạt cỏ cà ri qua đêm và ăn chúng vào sáng hôm sau để giúp giảm các rối loạn tiêu hóa.

Khi đau dạ dày nên kiêng thực phẩm gì?

- Thực phẩm có độ axit cao, đồ chua: Bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua (như chanh, cam, bưởi), sữa chua (ăn quá nhiều, ăn lúc đói), vitamin C, giấm, mẻ, tương ớt...;

- Kiêng uống các đồ uống có vị chua: nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành.

- Các loại đồ uống có cồn cũng làm tăng nồng độ axít trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm.

- Uống nước có gas sẽ sinh khí trong dạ dày, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng.

- Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...

- Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, càphê đặc, trà...

- Các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc...

- Gia vị: giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, chất thơm... kích thích niêm mạc dạ dày

- Các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích)

- Hạn chế đồ chiên xào, rán, nướng, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày

- Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, măng, rau cần…), quả xanh sống, Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.

- Những thức ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn đã biến chất có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày hành tá tràng

Một số lưu ý cho người bị dạ dày

- Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tăng tiết axít càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước và làm loãng dịch vị. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn xúp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal. Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường.

- Đối với viêm loét dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.

- Ăn chậm nhai kỹ vì khi nhai sẽ tăng sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng làm giảm và bão hoà axít trong dạ dày.

- Chế độ ăn đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ,

- Không nhịn đói, Không ăn quá no một lúc mà nên chia thành nhiều bữa (4-5 bữa/ngày). Vì ăn quá no sẽ làm dạ dày căng, kích thích tiết nhiều axit. Việc ăn nhiều bữa sẽ giúp cho trong dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa axit.

- Các loại thực phẩm được nấu chín, khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, nấu mềm sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và giúp vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.

- Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa: nếu thức ăn đặc, khô quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn để tiêu hóa hết được, ngược lại ăn thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha lõang và sự tiêu hóa sẽ kém đi. Do vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống 100-200ml nước (canh hoặc nước khác). Mặt khác ăn quá nhiều canh trong bữa ăn vì sẽ làm cho men tiêu hóa bị pha lõang và sự tiêu hóa sẽ kém đi.

- Nên ăn canh riêng sau khi đã ăn hết bát cơm vì chan canh ăn lẫn với cơm, sẽ không nhai được kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày

- Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay

- Người bệnh nên ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong để thức ăn còn nóng, tốt nhất là 40-50 độ C. Ở nhiệt độ thích hợp này thức ăn dễ được tiêu hóa, hấp thu và không gây kích thích. Thức ăn nguội lạnh làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá làm cho niêm mạc dạ dày xung huyết và co bóp mạnh hơn.

- Ngoài ra bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần giữ tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, Không nên quá mệt mỏi và căng thẳng.

Thân Thiện (Tổng hợp)