Logo Bài Thuốc Quý

Cách uống thuốc tẩy giun hiệu quả

01/01/2020 · Sức khỏe
Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi…cho cơ thể con người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…

Ai cũng có thể bị nhiễm giun

Ở nước ta, bệnh giun sán rất phổ biến vì là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, thuận lợi cho sự phát triển các loại ký sinh trùng này. Hơn nữa, một bộ phận người dân còn thiếu ý thức trong vấn đề vệ sinh công cộng và môi trường. Tỷ lệ nhiễm giun (đặc biệt giun đũa) khá cao, miền Bắc có nơi tỷ lệ nhiễm đến 86-98%, trung bình 70-85%; còn ở miền Nam ít hơn khoảng 18-35%.

Những loại giun, sán thường gặp nhất là giun đũa, giun tóc, giun móc. Ngoài ra, ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cũng thường bị nhiễm giun kim.

Một số nghiên cứu mới cũng cho thấy tỉ lệ nhiễm giun lươn và giun đũa chó cũng khá cao. Đây là những loại giun khó trị, không thể tẩy xổ một liều duy nhất

Phòng ngừa nhiễm giun

Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em và người lớn. Phụ nữ có thai và trẻ dưới 2 tuổi không được xổ giun. Để ngăn chặn việc tái nhiễm giun, nhà vệ sinh nên cọ rửa hàng ngày, quần áo, khăn, màn phải được thay và giặt hàng ngày.

Tẩy giun hiệu quả, cách tẩy giun

Do vậy, điều trị cho các thành viên trong gia đình thì thật sự cần thiết. Trong trường  hợp uống đã uống thuốc mà các triệu chứng vẫn không giảm, hoặc nghi ngờ mình bị nhiễm giun thì nên đi khám, xét nghiệm phân hoặc máu để xác định.
 
Cách sử dụng các loại thuốc tẩy giun

Thuốc trị giun là thuốc có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi đường tiêu hóa hoặc ra khỏi mô, cơ quan nào đó của cơ thể. Thuốc tẩy giun thông thường luôn chống chỉ định với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, đối với phụ nữ có thai các bác sĩ có thể kê đơn an toàn cho thai phụ tẩy giun.

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun có tác dụng cùng lúc với nhiều loại giun khác nhau, Tuy nhiên, theo các bác si thì việc uống thuốc tẩy giun cần phải lưu ý đúng liều lượng, đủ thời gian và có khi lặp lại đợt khác để tránh tái nhiễm.

Nhóm Mebendazo

Thuốc này có nhiều biệt dược (tên thương mại) quen thuộc như: vermox, fugacar, mebendacin, noverm...

Tác dụng: Trị giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn.

Cách sử dụng: Có thể nuốt, nhai, nghiền, hay uống cùng với thức ăn.

Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Không nên sử dụng trong các trường hợp này nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Phản ứng phụ: Tác dụng phụ hay xảy ra là chóng mặt, tiêu chảy, đau dạ dày, nổi mề đay.

Liều dùng: Sử dụng liều 100 mg ngày 1 lần (với giun kim) hoặc 100mg ngày 2 lần sáng và tối sử dụng trong 3 ngày (với giun đũa, giun tóc, giun móc), 200mg ngày 2 lần trong 3 tuần liên tiếp (giun lươn) lập lại2-3 tuần nếu cần thiết

Nhóm Albendazol

Albendazol Với các tên biệt dược quen thuộc như aldazol, abentel, zeben, zentel...

Tác dụng: Diệt trứng, ấu trùng, giun trưởng thành. Ngoài ra albendazole còn điều trị sán dãi heo và sán dãi bò.

Trường hợp không nên dùng: Không sử dụng nếu bạn bị suy gan, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú

Cách sử dụng: Uống thuốc cùng với thức ăn để giảm kích ứng dạ dày. Có thể sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi

Phả ứng phụ: có thể xảy ra là đau dạ dày, nôn ói,đau đầu, choáng váng,…

Liều dùng: người lớn 400mg 1 ngày, trẻ em: 200mg 1 ngày, có thể lập lại sau 3 tuần ( giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim); người lớn 400mg 1 ngày, trẻ em: 5mg/kg dùng trong 3 ngày (giun lươn)

Nhóm Pyrantel pamoat

Thuốc thuộc nhóm amidin vòng. Với các biệt dược như: anthel, combantrin, pilcom, panatel...

Tác dụng: Diệt giun đũa, giun kim, giun móc nhưng không có tác dụng với giun tóc.  Thường dùng điều trị giun kim, giun đũa, giun móc

Trường hợp không nên sử dụng: Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú

Cách sử dụng: Có thể uống lúc bụng no hoặc bụng đói đều được

Phản ứng phụ: Có thể gây choáng váng nên cẩn thận khi điều khiển máy móc. Trường hợp hiếm xảy ra: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, hoặc giảm cảm giác ngon miệng, đau đầu, buồn ngủ hoặc chóng mặt, mất ngủ, sốt phát ban.

Liều dùng: 10 mg/kg, dùng ngày 1 lần (giun móc, giun kim, giun đũa), có thể lập lại 2 tuần nếu cần thiết. Bệnh nhân dùng khi đi ngoài có phân màu đỏ

Pyrantel pamoat ít hấp thu qua ống tiêu hóa người nên tác dụng tại chỗ mạnh và là nhóm thuốc được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ có thai bị nhiễm giun cần tẩy. Tuy vậy, để dè chừng, người ta vẫn khuyên tránh dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng nên tránh dùng cho người bệnh gan và trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Các tác dụng phụ thường nhẹ (nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn...) và sau khi ngừng thuốc sẽ hết.

 Ivermectin

 Tác dụng: Thường điều trị giun sán, đặc biệt dùng điều trị giun chỉ

 Trường hợp không nên dùng:  Thận trọng dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

 Cách sử dụng: Nên uống lúc đói cách bữa ăn 2 giờ

Tác dụng phụ: ngứa, sốt phát ban, choáng váng,…

 Liều dùng: 15 mg/ kg ngày 1 lần

Một số thuốc không dùng nữa, đó là piperazin (sử dụng không tiện vì phải uống trong nhiều ngày liên tiếp), levamisol (không còn dùng trị giun vì có gây tai biến trầm trọng). Thuốc tẩy giun là thuốc bán theo đơn nên khi sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ và tư vấn của bác sĩ.

Điều quan trọng là phải phòng bệnh để tránh bội nhiễm, tái nhiễm giun. Cần phải giữ gìn môi trường sống tốt (vệ sinh phân, nước, rác, chống ruồi, nhặng, gián...) và có ý thức vệ sinh ăn uống, định kỳ tẩy giun 4 - 6 tháng một lần.

Đối với trẻ em, lứa tuổi được khuyến cáo bắt đầu tẩy giun là từ 24 tháng trở lên. Các loại thuốc phổ biến hiện nay là mebendazol và albendazol. Với trẻ em, thuốc được khuyên dùng là albendazol viên 400mg, uống 1 viên duy nhất để tẩy các loại giun thông thường. Trẻ em nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng.

Theo VnMedia