Logo Bài Thuốc Quý

Cải thiện tình trạng khó chịu sau khi ăn xong

01/01/2020 · Sức khỏe
Bạn ăn xong thường cảm thấy đầy bụng, khó chịu. Hãy xem cụ thể nguyên nhân là gì và có biện pháp cải thiện tình trạng này nhé!

Những dấu hiệu khó chịu sau khi ăn cảnh báo bệnh tật

1. Sau khi ăn thấy chướng bụng hoặc cả ngày bị chướng bụng, ợ hơi nhưng không trào ngược, chán ăn, thể trọng ngày càng giảm, sắc mặt trắng bệch hoặc chuyển sang màu hơi xám, chứng tỏ cơ thể bạn đang mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, đặc biệt là viêm dạ dày thu co mãn tính hoặc sa dạ dày.

Khó chịu sau khi ăn xong

Trong khi ăn có cảm giác bị nghẹn, ngừng lại và đau ở xương ức; lúc thì nặng lúc thì nhẹ. Điều này thường cho biết người mắc bệnh có thể bị viêm thực quản hoặc ung thư thực quản thời kỳ đầu.

3. Sau khi ăn xuất hiện chứng thiếu axit, tim nóng như lửa đốt, ợ khí, đau xương ức sau (nằm ngửa hoặc cơ thể cúi nghiêng về phía trước hoặc khi ép bụng thì lại càng rõ rệt), lúc này cần nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

4. Sau khi ăn đau bụng trên hoặc có cảm giác buồn nôn, nôn ọe, tích tụ thức ăn. Những triệu chứng này kéo dài nhiều năm và thường bộc phát vào mùa thu, cảm giác đau nhức có thể theo nhịp, quy luật ví dụ như bị lạnh, tức giận. Đây có thể là chứng loét dạ dày.

5. Sau khi ăn khoảng 2 tiếng thường đau dạ dày, hoặc giữa đêm tỉnh dậy vì đau, thường có hiện tượng phản ngược axit. Điều này báo hiệu bạn bị viêm hoặc loét tá tràng.

6. Sau khi ăn đau và chướng bụng, thường có cảm giác buồn nôn, nôn ọe, thỉnh thoảng nôn ra máu.

Với người trước đây mắc bệnh dạ dày thì biểu hiện ngày càng nặng, hoặc người trước đây không mắc bệnh dạ dày nhưng vừa xuất hiện hiện tượng này, đồng thời có triệu chứng thiếu máu, cơ thể gầy đi, không muốn ăn uống, sờ thấy cục xơ cứng ở trên lỗ rốn thì có thể đây là triệu chứng bào hiệu ung thư dạ dày.

7. Khi ăn đồ không thích hợp hoặc sau khi bị lạnh thì bị đau bụng, đi ngoài, đồng thời kèm theo buồn nôn, ớn lạnh vã mồ hôi, đây có thể là viêm dạ dày đường ruột cấp tính hoặc bệnh lỵ cấp tính.

8. Sau bữa ăn lập tức đau bụng đi ngoài, ăn một bữa đau một bữa, vừa mới bị lạnh hoặc ăn uống không thích hợp thì sẽ phát tác, có lúc đau bụng đi ngoài có lúc táo bón, đi ngoài thì phân ở dạng lỏng, táo bón thì phân vón cục, có lúc chướng bụng buồn đi ngoài nhưng khi vào nhà vệ sinh thì không đi được, dấu hiệu này chứng tỏ bạn có thể mắc bệnh viêm đường ruột dị ứng mãn tính.

9. Khi ăn chất cay, dầu mỡ, thức ăn sống, uống rượu hoặc khi ăn vào lập tức đau bụng, có lúc khi đau bụng đi ngoài hoặc trước khi đau bụng đi ngoài có cảm giác bụng đau, ruột kêu luculucu, sau khi đi ngoài thì cảm giác đau bụng bớt đi, điều này chứng tỏ bị rối loạn chức năng đường ruột.

10. Sau khi ăn đồ dầu mỡ có cảm giác đau chướng bụng trên bên phải và chuyển tiếp tới phần vai phải. Đây có thể là bạn đã mắc bệnh viêm túi mật hoặc sỏi mật, đặc biệt là những người không ăn bữa sáng, thích ăn đồ dầu mỡ và người béo phì thì cần phải chú ý.

Những cách cải thiện tình trạng khó chịu sau khi ăn

1. Ăn với “chánh niệm”

Bạn có thể ngăn ngừa chứng đầy bụng bằng cách ăn chậm, nhai kỹ. Nếu bạn đặt toàn bộ sự chú ý vào bữa ăn của mình, chú ý đến lượng thức ăn nạp vào có thể, bạn có thể thưởng thức bữa ăn một cách tuyệt vời hơn. Vì khi đó, não sẽ có thời gian để kịp xử lý toàn bộ quá trình từ khi bạn đưa thức ăn vào miệng cho đến khi tiêu hóa.

Ngoài ra, thói quen này cũng giảm lượng bọt khí mà bạn vô tình nuốt vào dạ dày cũng thức ăn - nguyên nhân gây đầy hơi. Chỉ cần giảm tốc độ nhai và tận hưởng thức ăn từng giây một, bạn sẽ không phải chịu đựng sự khó chịu sau một bữa tối ngon miệng.

Cách ăn uống này được gọi là chánh niệm. Về cơ bản, việc ăn uống trong chánh niệm nghĩa là bạn phải suy nghĩ về thức ăn, thực hiện tất cả mọi thứ không vội vàng để có thể thưởng thức hương, sắc, vị của thức ăn dành riêng cho bạn, không đa nhiệm, tôn trọng sức khỏe và cơ thể của chính bạn.

2. Tránh thực phẩm sinh nhiều khí gas

Nguyên nhân của hiện tượng đầy hơi có thể tới từ bữa ăn có sự xuất hiện của bắp cải, súp lơ hoặc bông cải xanh. Nguyên nhân tới từ hai loại chất có trong các loại rau trên là raffinose và sulphate.

Raffinose là một loại đường được tìm thấy trong rau họ cải. Nó không được tiêu hóa cho đến khi di chuyển tới ruột già, nơi hợp chất được lên men bởi vi khuẩn sản xuất khí. Sulphate góp phần tạo ra khí thải có mùi khó chịu cho cơ thể.

Để hạn chế tình trạng này, hãy kiểm soát lượng thức ăn từ các loại rau trên. Bạn có thể hấp hoặc luộc rau để hạn chế các chất raffinose và sulphate được nạp vào cơ thể.

3. Kiểm soát lượng muối

Nếu bạn thường xuyên bị đầy bụng, ợ hơi, hãy xem lại lượng muối nạp vào cơ thể hàng ngày. Hầu hết chúng ta đều tiêu hóa lượng muối hàng ngày nhiều hơn mức khuyến cáo cả Hiệp hội Tim mạch Mỹ (không quá 1.500mg/ngày đối với người lớn).

Ăn các thực phẩm nhiều muối khiến quá trình loại bỏ nước dư thừa của cơ thể chậm lại, cảm giác đầy hơi khiến bạn cảm thấy như có một quả bóng đang dần căng lên trong dạ dày. Muối hiện diện trong hầu hết các loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn. Nếu bạn cảm thấy khó có thể tránh các loại thức ăn này, hãy uống nhiều nước hơn để thải bớt muối trong cơ thể.

4. Ăn thêm trái cây sau bữa ăn

Nếu đã trót ăn một bữa ăn nhiều dinh dưỡng và no nê, có lẽ bạn nên tráng miệng bằng một quả chuối. Điều đó sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải nước dư thừa của cơ thể. Quả chuối chưa nhiều kali, có tác dụng điều hòa lượng muối trong cơ thể, giảm hiện tượng đầy bụng, ợ hơi.

Ngoài ra, các loại hoa quả như đu đủ, dưa cũng chứa các enzym hỗ trợ việc phá vỡ các protein, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thực phẩm của dạ dày. Vì vậy, tráng miệng bằng hoa quả sau những bữa ăn thịnh soạn là điều cần thiết giúp thúc đẩy sự tiêu hóa, tránh táo bón và hiện tượng đầy hơi khó chịu.

5. Uống trà bạc hà và hoa cúc

Sau một bữa ăn thịnh soạn, bạn có thể thưởng thức một tách trà hoa cúc hoặc trà bạc hà. Cả 2 loại trà này đều có tác dụng giúp cơ thể thư giãn, giảm các cơn co thắt dạ dày, giảm đau khi bạn cảm thấy đầy hơi. Trà hoa cúc không chỉ giúp thúc đẩy tiêu hóa mà còn có tác dụng thư giãn tinh thần, giúp bạn không chú ý quá nhiều đến các vấn đề khó chịu do tiêu hóa.

6. Sữa chua Probiotics

Có hàng triệu vi khuẩn khác nhau tồn tại trong dạ dày của bạn. Một trong số chúng có thể khiến quá trình tiêu hóa thức ăn sinh ra nhiều khi quá mức. Sữa chua men vi sinh có thể giúp điều chỉnh việc sản xuất khí và dấu hiệu đầy hơn. Bạn cũng có thể dùng men vi sinh thay vì sữa chua. Nhưng nếu có thể thì tại sao lại không dùng sữa chua hàng ngày như một món ăn vặt lành mạnh và tốt cho sức khỏe?

Sữa chua tốt cho tiêu hóa

7. Tránh đường cồn

Đường cồn (Sugary alcohols) là chất tạo ngọt thay thế đường có mặt trong các loại thực phẩm không đường, kẹo cao su. Nhìn chung, chúng được coi là an toàn với sức khỏe, nhưng vẫn có thể gây ra một số vấn đề cho dạ dày vì khi tiếp xúc với các vi khuẩn trong đường tiêu hóa, chúng sinh là khí thừa, gây chướng bụng, đầy hơi.

Bạn nên cố gắng tránh các thực phẩm chứa đường cồn, thay vào đó sử dụng các chất tạo ngọt tự nhiên như Stevia hay trái cây thay vì các món tráng miệng đã quá chế biến.

8. Massage bụng

Nếu bạn trót ăn quá nhiều và bắt đầu cảm thấy khó chịu, đầy bụng, bạn có thể nằm xuống và nhờ ai đó massage bụng một chút, hoặc có thể tự xoa bụng. Hành động này sẽ giúp thức ăn chuyển động chậm hơn, giảm áp lực cho đường tiêu hóa.

9. Tập yoga

Hầu hết mọi người cho rằng không nên luyện tập sau khi ăn no. Nhưng nếu bạn cảm thấy những triệu chứng của đầy bụng, ợ hơi, đừng vội vàng tìm đến thuốc. Chỉ 15 phút thả lỏng cơ thể, tập yoga có thể đem lại hiệu quả hơn những liều thuốc.

Rất nhiều tư thế yoga có tác dụng giúp thả lỏng cơ thể và vòng bụng, cải thiện quá trình tiêu hóa, giảm áp lực cho vùng bụng và xua tan sự khó chịu do đầy bụng.

Và cuối cùng, đừng quên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Nước có thể là giải pháp cho rất nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả chứng đầy bụng. Mỗi ngày bạn nên nạp vào cơ thể khoảng 2l nước lọc, không tính đến các loại nước khác bạn có thể dùng. Uống đủ nước là bước cơ bản đầu tiên để có một cơ thể khỏe mạnh và đủ sức chống lại các căn bệnh thông thường.

Theo Foxie/Suckhoegiadinh.com.vn