Logo Bài Thuốc Quý

Lấy cao răng có tác dụng gì?

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Tại sao cần lấy cao răng? Lấy cao răng có tác dụng gì? Là những câu hỏi nhiều người vẫn thắc mắc. Lấy cao răng là việc loại bỏ các mảng bám ố vàng cứng chắc bám chặt trên bề mặt răng, trả lại cho bạn hàm răng trắng sáng, hơi thở thơm tho. Lấy cao răng còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.

Lấy cao răng là việc loại bỏ các mảng bám ố vàng cứng chắc bám chặt trên bề mặt răng, trả lại cho bạn hàm răng trắng sáng, hơi thở thơm tho. Lấy lại nụ cười duyên dáng, sự tư tin khi giao tiếp với mọi người.

Lấy cao răng, tác dụng của lấy cao răng
Lấy cao răng có tác dụng phòng ngừa các bệnh răng miệng, giúp răng trắng sáng, đẹp hơn.

Lấy cao răng có tác dụng gì?

Bảo vệ chân răng

Vi khuẩn trong cao răng gây viêm nướu, phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ổ răng, làm cho răng bị tụt nướu, chân răng bị lộ vì không có nướu che chở khiến răng bị lung lay. Lấy sạch cao răng sẽ loại bỏ được hoàn toàn những vi khuẩn gây hại cho răng, giúp bảo vệ chân răng.

Chấm dứt tình trạng viêm nướu

Một khi các mảng cao răng được loại bỏ, sẽ không còn chỗ cho vi khuẩn trú ẩn, vì vậy sẽ phòng ngừa được bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Hạn chế được tình trạng chảy máu chân răng và giảm bớt mùi hôi của hơi thở.

Mang lại nụ cười trắng, đẹp

Khi những mảng bám trong khoan miệng được lấy đi, các vết ố vàng không còn nữa, răng bạn sẽ trở lại với vẻ trắng sáng tự nhiên, hơi thở trở nên thơm mát hơn. Lúc đó, bạn có thể tư tin khoe nụ cười mà không còn phải e ngại điều gì.

Mảng cao răng gây mất thẩm mỹ

Nhiều người nghĩ rằng lấy cao răng sẽ làm cho chân răng bị yếu đi, làm mòn men răng khiến răng dễ bị lung lay, điều này là không đúng.

Cao răng là loại chất lắng cặn cứng của muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng, vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô tạo nên.

Sự tồn tại của cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở nướu và quanh răng. Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể ê buốt khi ăn uống, gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.

Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng…

Phòng ngừa cao răng như thế nào

– Đánh răng đúng cách thường xuyên với kem đánh răng có chứa flo sẽ hạn chế bớt các mảng bám trên bề mặt.

– Dùng chỉ nha khoa: đánh răng khó làm sạch được các mảng bám ở giữa các kẻ răng vì thế chỉ nha khoa là thủ pháp đơn giản để loại bỏ mãng bám.

– Hạn chế đồ ngọt, cafe, thuốc lá …: thực phẩm, đồ uống có đường khiền mảng bám hình thành nhanh hơn, tạo điều kiện để vi khuẩn hoạt động mạnh, gây ra nhiều bệnh về răng miệng.

– Lấy cao răng định kì 6 tháng/lần: nếu vệ sinh răng không đúng cách, những mảng bám còn sót lại tích tụ lâu ngày sẽ cứng lại thành cao răng vì vậy cần đến nha sĩ để được vệ sinh sạch sẽ.