Logo Bài Thuốc Quý

Nên uống nước thế nào tốt cho cơ thể?

02/07/2020 · Sức khỏe
Nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, việc uống nước như thế nào tốt cho cơ thể không phải ai cũng biết. Thiếu nước không hề tốt. Nhưng thừa nước cũng có thể gây hại cho cơ thể của bạn.

Vai trò của nước đối với cơ thể

Phần lớn trong cơ thể người là nước. Do vậy, nước giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể.

  • Nước là dung môi làm mát cơ thể và giúp cơ thể duy trì nhiệt độ ở mức trung bình.
  • Ngoài tác dụng làm mát và duy trì nhiệt độ trung bình cho cơ thể ra nước còn là dung môi cho các phản ứng trong cơ thể diễn ra, giúp chuyển hóa thực phẩm, vận chuyển protein,…
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp thận hoạt động tốt và giúp cơ thể đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài thông qua nước tiểu.
  • Vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nơi tiêu thụ.
  • Giúp cơ thể loại bỏ đi các độc tố, các chất thải thông các các con đường: hệ tiết niệu, da ruột, hơi thở.
  • Nước là chất nền bôi trơn giúp cho các cơ quan và các khớp xương không bị tổn thương do cọ xát.
  • Nước chiếm đến 70% khối lượng cơ thể, nước có mặt ở khắp nơi trong cơ thể như là: ở não nước chiếm 85%, ở xương nước chiếm 22%, trong cơ bắp nước chiếm 75%, ở máu nước có mặt đến 92%, ở dịch bao tử nước thành phần của nước là 95%,…

Uống nhiều nước tốt cho sức khỏe
Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể.

Tác dụng của nước đối với cơ thể

1. Loại bỏ độc tố

Uống nước sẽ giúp loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể. Khi bạn uống đủ nước, các độc tố còn được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua việc tiết mồ hôi.

Hệ thống thận của chúng ta là cơ quan duy nhất lọc nước và nó hoàn toàn phụ thuộc vào nước để hoạt động. Do vậy, uống nước hàng ngày là điều cần thiết để thận hoạt động hiệu quả, nhất là đối với những người cao tuổi.

2. Nước giúp giảm căng thẳng

Khoảng 70% đến 80% mô não của bạn là nước. Nếu bạn bị mất nước, cơ thể và tâm trí của bạn sẽ rơi vào khủng hoảng. Khi bạn thấy khát, hydropenia bên trong cơ thể con người đã trở nên khá nghiêm trọng. Để hạn chế sự căng thẳng khi mất nước, bạn luôn để một cốc nước hoặc một chai nước thể thao trên bàn làm việc của mình và uống thường xuyên từng ngụm nhỏ.

3. Giảm cân

Là một trong những tác dụng của nước mà chúng ta không thể không nhắc đến. Uống nước giúp tăng cường trao đổi chất, do đó bạn sẽ có cảm giác no và không thèm ăn. Đặc biệt khi bạn cảm giác lạnh, cơ thể sẽ phải làm việc để làm ấm nước lên, quá trình này sẽ đốt cháy thêm calo.

Thay vì sử dụng những đồ uống nhiều calo thì bạn hãy uống nước lọc. Uống nước trong bữa ăn sẽ giúp bạn không cảm thấy đói và ăn ít hơn, giảm sự thèm ăn.

Mặc dù, nếu bạn chỉ uống nước, bạn sẽ không đạt được hiệu quả tương tự. Để cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa này của cơ thể, bạn cần được ăn những thực phẩm có lượng dinh dưỡng và calo lớn để cơ thể vẫn đủ sức hoạt động.

4. Loại bỏ mệt mỏi

Chuyên gia dinh dưỡng Catherine Collins thuộc Bệnh viện St George’s (Anh) cho biết: “Nếu không uống nước đầy đủ, huyết áp sẽ giảm, làm chậm quá trình cung cấp oxy lên não bộ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi”.

Trời nắng có thể khiến bạn mất nước nhiều do tiết mồ hôi. Mất nước khiến bạn mệt mỏi. Vì vậy, cần bổ sung nước để giúp cơ thể bạn loại bỏ mệt mỏi. Uống nước giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, giúp vận chuyển oxy trong máu và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho các tế bào của bạn.

5. Nuôi dưỡng làn da của bạn

Nước có tác dụng làm hydrat hoá da từ trong ra ngoài, nghĩa là nó có tác dụng làm thư giãn và có thể chữa các vết chàm, da khô và các nốt đỏ trên da, dưỡng ẩm cho da...

Khi bạn mất nước, làn da của bạn sẽ lộ rõ những nếp nhăn. Hơn thế nữa, nước còn làm mạch máu không bị nổi rõ khiến da bạn trông tự nhiên, khoẻ mạnh hơn. Bạn có thể tự mình thấy rõ điều này sau một ngày uống thật nhiều nước, làn da của bạn trông sáng và khoẻ mạnh hơn rất nhiều. Vì vậy, có thể nói, nước là loại kem làm đẹp tự nhiên hiệu quả.

Nước còn có tác dụng loại bỏ các tạp chất, cải thiện lưu thông lưu lượng máu, giúp làn da của bạn mịn màng hơn, đẹp hơn và có tác dụng giữ ẩm cho da.

6. Thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Cùng với chất xơ, nước đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Nước giúp hòa tan chất thải và chuyển xuống đường tiêu hóa của bạn một cách dễ dàng hơn. Nếu bị mất nước, cơ thể bạn hấp thu tất cả các nước để bù lại lượng nước đã mất, khiến ruột già của bạn khô và làm cho việc đại tiện của bạn khó khăn hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị táo bón.

7. Tăng cường cơ bắp

Uống nhiều nước sẽ giúp ngăn ngừa chuột rút cơ bắp và bôi trơn các khớp xương trong cơ thể. Ngoài ra, khi bạn uống nước, bạn có thể tập thể dục lâu hơn, mạnh mẽ hơn mà không cảm thấy mệt mỏi.

8. Ngăn ngừa sỏi thận

Nước làm loãng muối và khoáng chất trong nước tiểu của bạn, một nhân tố hình thành các tinh thể rắn được gọi là sỏi thận. Tuy nhiên, sỏi thận không thể hình thành trong nước tiểu pha loãng. Do đó, khi bạn uống nhiều nước, sẽ giảm nguy cơ mắc sỏi thận.

Do vậy, nước có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người. Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên uống 6 – 8 cốc đồ uống mỗi ngày (khoảng 2 lít nước), trong đó có cả trà và cà phê. Mỗi sáng, khi thức dậy bạn nên uống một cốc nước, điều này rất có lợi cho sức khỏe của bạn.


Uống nước đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tác hại của việc uống quá nhiều nước

Tầm quan trọng của nước đối với cơ thể là không thể phủ nhận tuy nhiên việc lạm dụng uống quá nhiều nước cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cơ thể bởi bất cứ điều gì dù tốt cũng ở mức độ vừa đủ nếu vực quá mức cho phép thì sẽ trở thành tác nhân xấu cho cơ thể.

Và sau đây là những tác hại của việc uống nhiều nước:

1. Nồng độ natri trong máu thấp

Khi bạn uống quá nhiều nước vào cơ thể sẽ làm loãng máu dẫn đến hàm lượng khoáng là natri trong máu giảm xuống thấp khiến các tế bào trong cơ thể bị sưng phù.

Các tế bào bị sưng phù là do không có đủ lượng natri cho các kênh gradient của màng hoạt động dẫn đến các tế bào bị tích tụ nhiều nước và trương lên.

Hiện tượng này cũng sẽ gây nguy hiểm cho não khi mà não bị phù sẽ ảnh hưởng lên hộp sọ vì hộp sọ chỉ chịu được độ phòng của não ở mức từ 8 đến 10%.

2. Đau đầu

Khi bạn cảm thấy mình bị đau đầu đây có thể là dấu hiệu cho thấy bản thân bạn đang bị thừa nước hoặc thiếu nước.

Nguyên nhân là do khi bạn nạp một lượng lớn nước vào cơ thể khiến muồi trong cơ thể đó là natri bị giảm dẫn đến hiện tượng các tế bào bị tích nhiều nước và trương lên.

Do các tế bào lúc này bị trương lên nên kích thước não tăng gây áp lực lên hộp sọ tạo cảm giác đau đầu.

3. Sưng tay, chân và môi

Hiện tượng tay, chân và môi sưng lên cũng chính là do nước quá nhiều trong cơ thể dẫn đến nồng độ natri trong máu thiếu các tế bào bị trương nở chứa đầy nước, da mọng lên.

Hàm lượng nước trong máu cũng tăng lên nên cơ thể lúc ấy có thể bị tăng cân đột ngột.

4. Dễ bị chuột rút và cơ yếu

Lượng nước qua nhiều trong cơ thể khiến cho chất điện giải trong cơ thể bị giảm và gây mất cân bằng.

Các chất điện giải trong cơ thể thấp sẽ gây ra các tình trạng co cứng cơ, co thắt và mệt mỏi quá mức.

Uống quá nhiều nước cũng gây hại cho cơ thể
Uống quá nhiều nước cũng gây hại cho cơ thể.

Những dấu hiệu của cơ thể khi bị thừa nước

Uống quá nhiều nước cũng phải là tốt cho sức khỏe vậy làm thế nào để nhận biết rằng bạn đã uống quá nhiều nước và cần điều tiết lại.

Nước tiểu trong veo

Nước tiểu ở trạng thái bình thường sẽ có màu trong vàng và trong.

Khi bạn đã nạp quá nhiều nước vào cơ thể sẽ thì dấu hiệu của nước tiểu sẽ cho bạn thấy đó là không còn màu vàng trong nữa mà thay vào đó là màu trắng trong. Bạn lúc này nên điều chỉnh lại việc uống nước của mình nhé.

Đi tiểu nhiều

Trung bình số lần đi tiểu của một người trong một ngày sẽ đi vệ sinh từ 6 đến 8 lần.

Nếu một ngày số lần đi tiểu của bạn trên 10 lần thì có thể bạn đã uống quá nhiều nước trước đó.

Vì vậy nếu bạn quá nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ gây ra tình trạng tiểu đêm khiến mất ngủ. Tốt nhất bạn nên uống trước khi ngủ nửa tiếng để thận có thời gian lọc nước không gây ra tình trạng tiểu đêm.

Một ngày nên uống bao nhiêu nước?

Uống ít nước không tốt cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều nước cũng gây hại không kém. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày bạn nên uống 2 lít nước. Tuy nhiên, lượng nước này còn phụ thuộc vào môi trường, thể trạng, chế độ dinh dưỡng…

Nếu bạn thường xuyên vận động thể chất hay ngồi máy lạnh cả ngày thì cần cung cấp cho cơ thể lượng nước nhiều hơn. Vào mùa hè thì cần uống nhiều nước hơn so với mùa đông. Ngược lại, nếu bạn là người tiêu thụ nhiều rau và trái cây thì có thể uống ít nước hơn bởi trong rau và trái cây cũng có chứa một lượng nước nhất định.

Vậy làm thế nào để biết được lượng nước cần cho cơ thể bạn một ngày là bao nhiêu?

Nó sẽ được xác định qua cách tính sau:

Cân nặng (lbs) x 0.5 = Lượng nước cần uống (oz)

Trong đó:

  • 1 lbs = 0.5 kg
  • 1 oz = 0.03 lít

Bạn cũng nên lắng nghe cơ thể mình. Bởi mọi triệu chứng thiếu hay thừa nước đều được cơ thể phản ánh rất rõ ràng. 

Dưới đây là những dấu hiệu của cơ thể cảnh báo dấu hiệu thừa nước:

  • Nhức đầu cả ngày: Nếu bạn uống quá nhiều nước sẽ khiến các tế bào bị sưng lên, trong đó có tế bào não. Khi tế bào não tăng kích thước sẽ dẫn đến tình trạng chèn ép trong hộp sọ. Áp lực này có thể gây ra những cơn nhức đầu thường xuyên.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi: Uống thừa nước sẽ khiến thận hoạt động quá tải, từ đó gây rối loạn hormone trong cơ thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
  • Đi tiểu quá nhiều: Khi cơ thể thừa nước thì sẽ có nhu cầu giải phóng nước ra ngoài nên số lần đi tiểu sẽ tăng hơn rất nhiều. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày thì có thể bạn đã uống quá nhiều nước.
  • Nước tiểu quá trong: Hiện tượng nước tiểu trong vắt như nước lọc là dấu hiệu bạn đang tiêu thụ quá nhiều nước. Lượng nước bạn uống vào vừa đủ cho cơ thể là khi nước tiểu có màu vàng nhạt và trong.

Nên uống một cốc nước lọc khi vừa thức dậy vào buổi sáng

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng trong y học hiện đại, việc uống một cốc nước lọc vào buổi sáng ngay khi vừa thức dậy có thể ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Trải qua giấc ngủ sau 1 đêm, cơ thể đã mất đi một lượng nước. Do vậy việc cung cấp nước cho cơ thể ngay khi thức giấc sẽ giúp bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời giúp bài tiết, thải độc và tăng cường lưu thông máu hiệu quả.

Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu: Sau ngủ uống nước – trước ngủ ngâm nước. Điều đó cho thấy những tác dụng cực tốt của việc uống nước buổi sáng đã được nhiều người kiểm chứng từ thời xưa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN