Logo Bài Thuốc Quý

Nhịn tiểu có tác hại gì cho cơ thể?

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Nín nhịn tiểu khi bận việc, đang xem một trận bóng gay cấn hay đang họp… Nhịn tiểu gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe, nhịn tiểu có thể khiến vô sinh ở phụ nữ, mắc nhiều bệnh liên quan tới đường tiết niệu, đặc biệt bà bầu không nên nhịn tiểu, có thể dẫn tới suy thai...Cùng tìm hiểu nhịn tiểu có tác hại gì?

Chuyên gia đặc biệt khuyến cáo phụ nữ không nên chờ khát mới uống nước, đặc biệt là những người vận động nhiều.

Nên chú ý ăn nhạt, thanh đạm, ít dầu mỡ. Nếu ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ hoặc ăn mặn, nên uống nhiều nước hơn thường ngày. Trời lạnh nên uống nước ấm, trước khi ngủ và sau khi thức dậy nên uống 2 cốc nước lọc, trời lạnh cũng nên uống để giúp cho nước tiểu kịp thời đẩy ra ngoài, tránh vi khuẩn ở trong đường tiết niệu phát triển.

Phải khẳng định rằng việc nhịn tiểu quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây bệnh khó kiểm soát.

Nhịn tiểu, tác hại của nhịn tiểu

Nhịn tiểu làm cho phần xương cùng đau nhức, nặng sẽ gây ra vô sinh.


Tác hại của việc nhịn tiểu

Nhịn tiểu gây ra tiểu dắt

Không có 2 vòng cơ thắt bằng cơ vân như nam giới, phụ nữ chỉ có 1 vòng cơ thắt do đó nếu thời gian dài nhịn tiểu, cơ vòng sẽ mệt mỏi, nhão, từ đó dẫn đến tiểu dắt; lâu dài gây lão hóa, dễ viêm nhiễm hệ tiết niệu.

Ngoài ra, do kết cấu các bộ phận trong bàng quang của nữ khá phức tạp, hệ thống tiết niệu dễ bị vi khuẩn xâm hại hơn nam giới. Nhịn tiểu không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang, gây viêm nhiễm đường niệu đạo mà còn gây tiểu nhiều, tiểu ra máu, tiểu khó, tiểu buốt và cả bụng dưới khó chịu vv.

Nữ giới nhịn tiểu lâu dẫn đến vô sinh

Theo Health, cơ quan sinh dục của phụ nữ sống cùng nhà với bàng quang ở trong xương chậu, về độ “gần gũi” thì tử cung ở phía sau bàng quang. Nhịn tiểu làm cho bàng quang tích trữ quá nhiều, bàng quang phình to ra sẽ chèn ép tử cung, làm cho tử cung đổ về sau.

Nếu thường xuyên nhịn tiểu, tử cung đổ về phía sau rất khó trở lại vị trí cũ. Khi bàng quang chèn ép tử cung nhiều, ép vào dây thần kinh ở trước xương cùng, làm cho phần xương cùng đau nhức, nặng sẽ gây ra vô sinh.

Bà bầu tuyệt đối không được nhịn tiểu

Việc nhịn tiểu rất có hại cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng. Nhịn tiểu sẽ dẫn đến suy thai, tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu – một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt dẫn đến nguy cơ sinh non.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường này. Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn, nhưng bệnh thường nghiêm trọng hơn khi xuất hiện ở nam giới.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nếu gặp các triệu chứng như vậy, hãy đi kiểm tra vì có thể bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc bệnh liên quan đến thận. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh được sử dụng. Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới có thể điều trị bằng kháng sinh uống trong khi nhiễm trùng đường tiết niệu trên có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ nước tiểu. Những người bị viêm bàng quang kẽ có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn và thường có khối lượng nước tiểu nhỏ hơn. Các nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định nhưng các bác sĩ tin rằng, bệnh gây ra do vi khuẩn. Các triệu chứng thông thường bao gồm khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần một ngày. Không có cách chữa cho bệnh này, các phương thức điều trị chỉ làm giảm bớt triệu chứng.

Màu sắc nước tiểu khỏe mạnh

Có một số cách để xác định màu sắc nước tiểu màu khỏe mạnh. Màu nước tiểu bình thường từ vàng nhạt tới màu hổ phách. Phẩm màu và thành phần khác từ một số loại thực phẩm và thuốc có thể thay đổi màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu trở thành màu trắng cho thấy bạn uống quá nhiều chất lỏng và nếu nước tiểu chuyển thành màu tối và đặc lại có nghĩa là bạn đang bị mất nước. Màu sắc nước tiểu bất thường là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Khi nước tiểu của bạn là không phải màu vàng

Nếu nước tiểu của bạn có máu, bạn có khả năng bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm như củ cải, hoa quả, măng tây, đậu có thể ảnh hưởng đến màu sắc chất thải này. Củ cải đỏ khiến nước tiểu có sắc đỏ trong khi vitamin B làm cho nước tiểu có màu xanh.

Suy thận

Suy thận là tình trạng thận không thể lọc các độc tố và chất thải ra khỏi máu. Khi thận không lọc, mức độ chất thải nguy hại trong máu tích tụ có thể ảnh hưởng đến thành phần hoá học của máu. Suy thận có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng, bỏng, bệnh hoặc thận của bạn đã bị tổn thương. Các triệu chứng của suy thận bao gồm các vết bầm tím, phân có máu, tính khí thất thường, tâm trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Phương pháp điều trị bao gồm việc cân bằng lượng chất lỏng trong máu, thải độc tố ra khỏi cơ thể, phục hồi chức năng của thận và dùng thuốc để khôi phục lại mức canxi trong máu. Trong một số trường hợp, chạy thận hoặc ghép thận được yêu cầu.

Sỏi thận

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận. Những viên đá này có thể phát triển thành các kích cỡ và hình dạng khác nhau. Chúng phổ biến ở đàn ông hơn phụ nữ. Sỏi thận có thể hình thành do sự bất thường cân bằng nước, muối, chất khoáng và các chất khác trong nước tiểu. Hầu hết mọi người không nhận ra có sỏi thận cho đến khi họ đi tiểu. Đi tiểu có thể đau đớn, có máu và có thể gây buồn nôn. Việc điều trị phụ thuộc vào kích thước của các viên sỏi. Sỏi thận nhỏ chỉ cần điều trị bằng thuốc và uống đủ nước.

Bao lâu là giới hạn tối đa?

Việc cơ thể có thể tích trữ lượng nước tiểu bao nhiêu, bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nữ giới thường nhịn tiểu được trong khoảng 3 tới 6 tiếng, nhưng con số này có thể thay đổi theo tuổi tác.

Ngoài ra, thời gian trên còn phụ thuộc vào lượng nước tiểu mà cơ thể mỗi người sản sinh ra, hiệu quả của quá trình giải độc cơ thể, lượng nước tiêu thụ và kích thước bàng quang, độ nhạy cảm của bộ phận này.

Có thể “huấn luyện” cơ thể đi tiểu ít hơn?

Bạn biết tầm quan trọng của việc uống đủ nước mỗi ngày, tuy nhiên nó sẽ khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể “nới rộng” bàng quang của mình theo cách lành mạnh, mặc dù chưa thể khẳng định có đem lại hiệu quả hạn chế số lần đi tiểu hay không.

Dù sao, bạn nên thừa nhận việc buồn tiểu và đi tiểu là phản ứng rất bình thường của cơ thể, nên bạn hãy để theo lẽ tự nhiên.

Theo nguồn tin khác nói về tác hại của việc nhịn tiểu

Theo thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Bệnh viện K, vỡ bàng quang là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong do sốc.

Chết do nhịn tiểu lâu

Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) từng tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân Nguyễn Văn Đ. (45 tuổi, ở Đông Anh) bị vỡ bàng quang do uống nhiều rượu bia. Sau khi uống rượu bia, bệnh nhân đi ngủ, tỉnh dậy thấy đau bụng, kèm theo cảm giác mót tiểu nhưng không đi tiểu được.

Siêu âm phát hiện thấy có đường vỡ mặt trên bàng quang gây tràn nước tiểu vào trong ổ bụng. Các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu, khâu thành bàng quang vỡ, lau rửa ổ bụng mới cứu sống được bệnh nhân.

Thực tế, vỡ bàng quang tự phát do nhịn tiểu, uống quá nhiều bia rượu là một bệnh lý không hiếm gặp trên thế giới và cả ở Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Cao Luận, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, người bình thường hiếm khi nhịn tiểu được lâu, bởi bàng quang chịu sự chi phối của trung tâm thần kinh điều khiển tiểu tiện ở vùng tủy sống S2 - S4, tiểu não và vỏ não.

Khi dung tích bàng quang khoảng từ 250 đến 350 ml thì bắt đầu có dấu hiệu căng giãn, được trung tâm điều khiển “ra lệnh” gây cảm giác mót tiểu; trên 400 ml thì cảm giác rất mót và đến 600 ml thì đau tức không thể chịu được.

Trường hợp chưa có điều kiện đi tiểu, phản xạ mót tiểu được truyền từ vỏ não theo cung cảm giác đến kích thích hoạt động phản xạ của dây cùng qua cung vận động ở S2-S4, làm bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài. Vì thế với trẻ nhỏ, trẻ sẽ không chịu được và tè dầm ngay.

Không nên nhịn tiểu

Theo TS Luận, ngay khi buồn tiểu thì nên đi tiểu, không nên nhịn. Bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài. Khi bị ứ trong bàng quang, các chất này sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng tiểu.

Nhiễm trùng tiểu ở trẻ nhỏ có có thể gây biến chứng sẹo thận hoặc là tiền thân của bệnh tăng huyết áp. Đặc biệt, khi nhịn tiểu, trẻ có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mạn, thậm chí gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm tính mạng.

Ở người lớn, nhiễm trùng tiểu thường gặp biến chứng, viêm thận bể thận cấp, áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp...Ở phụ nữ có thai, có thể gây đẻ non, sẩy thai, nhiễm trùng sơ sinh...

Ngoài ra, thói quen nhịn tiểu khiến nước tiểu lắng đọng lâu trong bàng quang, góp phần tạo sỏi đường niệu, gây đau. Việc nhịn tiểu lâu ngày cũng sẽ làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ, dẫn tới tiểu són, tiểu rắt.

Các chuyên gia cảnh báo, mọi người cần quan tâm tới các bệnh lý gây tắc đường tiểu ở cả người lớn và trẻ em. Khi không tiểu được cần tới ngay bệnh viện để giải quyết nguyên nhân hoặc mổ cấp cứu mở thông bàng quang, tránh tình trạng vỡ bàng quang. 

Theo health
BÀI VIẾT LIÊN QUAN