Logo Bài Thuốc Quý

Những món ăn kiêng kỵ nhau

01/01/2020 · Sức khỏe
Trong từng loại thực phẩm bao giờ cũng chứa nhiều chất. Chính lẽ đó, khi phối chế hay ăn cùng lúc nhiều loại thực phẩm sẽ có những chất trong thực phẩm này tương tác với các chất chứa trong thực phẩm kia.

Trong từng loại thực phẩm bao giờ cũng chứa nhiều chất. Chính lẽ đó, khi phối chế hay ăn cùng lúc nhiều loại thực phẩm sẽ có những chất trong thực phẩm này tương tác với các chất chứa trong thực phẩm kia.

đậu phụ



Dưới đây xin giới thiệu cụ thể một số trường hợp cụ thể.

1. Vitamin C với các động vật có vỏ sống dưới nước: chẳng hạn như tôm, cua, ốc, hến… các loại động vật này chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể). Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, mướp… sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tím) là chất rất độc có thể gây chết người.

2. Hành với đậu hũ: trong hành có chứa chất acid oxalic, và trong đậu hũ có nhiều canxi. Nếu chúng ta ăn cùng một lúc thì các chất acid oxalic sẽ dễ dàng kết hợp với canxi để tạo thành oxalat canxi, là chất lắng đọng màu trắng mà cơ thể không sao hấp thụ được, dễ tạo nên bệnh sỏi thận.
Món ăn nấu hành với đậu hũ dễ tạo nên bệnh sỏi thận

3. Đậu tương với thịt lợn: đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốtpho nên khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.

4. Gan heo nấu chung giá đậu: bởi trong gan heo hay gan động vật nói chung, theo các nhà khoa học thì có hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao, khi kết hợp với giá đậu, trong giá đậu có chứa nhiều vitamin C. Nếu xào giá cùng với gan heo hay gan động vật khác, các ion kim loại trong gan sẽ bị vitamin C trong giá đậu oxy hóa làm mất hết công hiệu, từ đó giá đậu sẽ biến thành chất bã, không còn dinh dưỡng nữa.

5. Sữa đậu nành và trứng gà: trong sữa đậu nành có chất Protidaza có tính chất ức chế sự chuyển hóa của protein có trong trứng gà. Kết quả chúng sẽ cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa và làm mất đi một lượng protein mà lẽ ra cơ thể sẽ được hấp thụ. Cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho ta khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.

6. Thịt gà trộn với rau kinh giới: khi trộn món gỏi gà hay chế biến món gà luộc ăn với rau kinh giới, người bệnh dễ bị chứng đầy bụng, khó tiêu, nếu ăn thường xuyên có thể khiến bị táo bón kéo dài.

7. Ăn thịt dê hay thịt chó với uống nước trà (chè): trong thịt dê và thịt chó có rất nhiều protein, nên sau khi ăn mà uống nước trà ngay sẽ tạo ra phản ứng giữa tanin trong trà với protein và salicilate trong thịt dê - chó tạo thành chất tanalbit. Chất này làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, lẽ ra nó được tống ra ngoài nhưng vì dẫn đến táo bón nên chúng vẫn bị đọng lại trong ruột nên có thể gây nguy cơ ung thư

8. Dùng hải sản với một số loại hoa quả: các loại hải sản như tôm, cua rất giàu protein và canxi, trong khi đó các loại hoa quả như nho, cam, quýt, bưởi lại rất nhiều acid tanic, vitamin C. Nếu dùng chung hai loại thực phẩm trên cùng lúc, chất acid từ trái cây sẽ nhanh chóng phá hủy các thành phần dinh dưỡng trong hải sản; trở thành những độc chất có thể gây kích thích nhu động ruột, dẫn đến triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, nặng hơn là gây nôn ói… Cho nên, khi ăn các thức ăn hải sản nói trên khi cần dùng các trái cây rau quả thì cần phải ít nhất sau 4 giờ.

9. Đào lông kị thịt ba ba: thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.

10. Sữa với đường ở nhiệt độ cao: chất lysine trong sữa bò kết hợp với đường sẽ sinh ra lysine gốc glucose, chất này gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu đun sôi sữa trước, để nguội, rồi mới cho đường vào thì phản ứng hóa học trên sẽ không xảy ra.

11. Khoai lang với quả hồng: trong quả hồng có chứa chất tanin và pectin; còn trong khoai lang thì chứa nhiều tinh bột và đường glucose. Nếu ta ăn nhiều khoai lang, sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều acid clohydric; sau đó ta ăn quả hồng khiến cho acid clohydric từ dạ dày tiết ra sẽ kết hợp với chất tanin và pectin trong quả hồng, hình thành sỏi lắng đọng lại ở dạ dày. Nếu nặng có thể gây loét và chảy máu dạ dày. Người bị đau dạ dày phải chú ý để tránh ăn cùng lúc những món này.

12. Dưa leo với các món chứa nhiều vitamin C: trong dưa leo có chứa một loại men làm phân giải vitamin C, khi ta ăn dưa leo với các món có vị chua, chất men này sẽ làm mất lượng vitamin C nạp vào cơ thể, kể cả cà rốt và củ cải cũng vậy. Nguyên do là trong cà rốt có chứa một loại enzyme có tác dụng phân giải vitamin C, củ cải chứa hàm lượng vitamin C rất cao, do vậy khi có mặt của cà rốt thì vitamin C cao trong củ cải sẽ bị phân hủy đi. Khi dùng các thực phẩm trên chung và kéo dài thì cần chú ý bổ sung vitamin C cần thiết cho cơ thể.

13. Cà rốt kị củ cải: cà rốt chứa nhiều enzyme phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

14. Củ cải kị nấm mèo đen: củ cải chứa nhiều engyme, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

15. Nhân sâm với củ cải: kể cả các loại như sâm Mỹ, đảng sâm, hoàng kỳ, hà thủ ô… đều có công dụng tương tự như nhân sâm, không thích hợp để kết hợp với củ cải, trong đó cả củ cải đỏ, trắng, xanh...

16. Nhân sâm và hải sản kị nhau: khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại hải sản đều là cấm kị sau khi uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.