Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng chữa bệnh của cần tây

01/01/2020 · Sức khỏe
Cần tây lâu nay đã trở thành gia vị quen thuộc trong bếp của người Việt nhờ một mùi hương thơm rất đặc trưng. Không những thế, cần tây còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà bạn sẽ biết ngay sau đây

Cần tây

Rau cần tây có hương thơm dễ chịu. Tên khoa học của cần tây là Apium Graveolens Dulce, là loại cây có thân giòn, nhiều nước. Cần tây có chứa các acid amin tự do, tinh dầu, chất khoáng và nhiều loại vitamin khác như A, B, C.

Lá cần tây chứa nhiều thành phần kali, canxi, phospho, chất sắt và nhiều protit, gấp đôi so với các loại rau khác. Trong 100g rau cần tây tươi gồm có 10-20 kcal, 2,5g chất xơ, 320mg kali, 16mcg pholate, 3mg vitamin C, 93% nước…

Cần tây có thể chưng cất để lấy tinh dầu. Tinh dầu của cần tây rất lỏng, không màu, mùi rất đặc trưng. Chứa các thành phần như: giaiacola, những lacton sednolit, d.limonen, silinen, cacbua tecpen, anhydrit secdanoit, sesquitecpen stinben,…

Những thành phần hóa học, các dưỡng chất có ích chứa trong cần tây khiến nó trở thành 1 rau có tác dụng chữa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

cần tây

Cần tây giúp thư giãn cơ

Hợp chất kích hoạt phthalides của cần tây giúp các cơ xung quanh động mạch được thư giãn và làm giãn nở các mạch này. Nhờ đó mà máu có thể lưu thông dễ dàng. Phthalides còn giúp giảm bớt những hormone gây ra những căng thẳng tinh thần, một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng co rút mạch máu.

Để phòng bệnh, hãy uống nước ép từ cần tây trong một tuần lễ, rồi ngưng uống trong ba tuần và sau đó, tiếp tục uống lại.

Cần tây chữa bệnh gút

Để chữa trị những cơn đau nhức khớp ở bàn chân hoặc ngón chân do bệnh gút gây ra, có thể dùng thành phần chiết xuất từ hạt cần tây chung với dầu quả hạnh hoặc dầu hướng dương để massage lên vết thương.

Cần tây ngừa bệnh ung thư

Trong cần tây có chứa ít nhất tám hợp chất chống ung thư. Trong số này có chất acetylenics và prostaglandins giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển các tế bào khối u. Hóa chất thực vật coumarins giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây ra bởi các tế bào có hại trong cơ thể và giúp ngừa bệnh ung thư bao tử và ung thư ruột kết.

Cần tây chữa viêm tấy

Thành phần polyacetylene của cần tây có tác dụng ngừa viêm tấy như: viêm khớp, thấp khớp, hen suyễn, viêm khớp mạn tính…

tác dụng chữa bệnh của cần tây

Cần tây làm khỏe thận

Cần tây tăng cường sức khỏe và chức năng hoạt động của thận bằng cách loại những độc tố gây hại cho cơ thể. Nhờ đó, còn giúp ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận.

Cần tây chữa mỡ trong máu cao: cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Sau một tháng lượng mỡ trong máu sẽ giảm xuống rõ rệt. Mặt khác nhờ trong cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên uống dịch ép rau cần và cà rốt mỗi ngày, rất hiệu quả trong điều trị các chứng bệnh thiếu máu, bệnh Hodgkin, các chứng xuất huyết…

Cần tây giúp hạ huyết áp

Uống nước ép từ rau cần tây mỗi ngày trong suốt một tuần lễ giúp hạ huyết áp rất công hiệu. Tuy nhiên, một số người bị chứng huyết áp thấp cho biết, ăn cần tây có khuynh hướng càng làm cho huyết áp thấp hơn. Trường hợp này, tùy theo thể trạng bệnh nhân cần lưu ý hơn khi ăn cần tây.

Cần tây tốt cho hệ thần kinh

Chất khóang hữu cơ Alkaline có trong nước ép từ cần tây giúp bình ổn hoạt động của hệ thần kinh và trị chứng mất ngủ.

Cần tây trị mụn đầu đen

Mụn đầu đen hình thành trên mặt là do sự viêm nhiễm của da. Nguyên nhân chính gây nên mụn đầu đen là do thói quen xấu của bạn làm ảnh hưởng đến da như rửa mặt, tẩy trang không sạch, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bạn không trị dứt điểm da nhờn… sẽ khiến cho mụn đầu đen và khó trị. Tuy khó tin, nhưng cần tây sẽ trị mụn đầu đen trên da mặt bạn một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách làm: Bạn cần 100g rau cần tây, 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa nước cốt chanh rồi tạo thành một dạng mặt nạ để đắp lên vùng có mụn đầu đen trên mặt. Bạn chỉ cần để trong vòng 20 phút rồi rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt.

Cần tây tốt cho dạ dày

Những chất khoáng từ nước ép cần tây có tác dụng cân bằng pH máu trong cơ thể và trung hòa lượng axit trong dạ dày.

Lưu ý: Do cần tây là loại cây thân chứa nhiều nước nên người ta thường sử dụng thuốc trừ sâu có chứa độc tố psoralens để đề phòng sự sinh sôi phát triển của nấm, vì thế người có thể trạng nhạy cảm với psoralens cần thận trọng khi ăn.

Theo SKGD