Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng chữa bệnh của củ kiệu

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Củ kiệu thuộc họ hành tỏi, thường được trồng để làm dưa hay nấu canh chua rất ngon. Không những thế, kiệu còn có nhiều tác dụng phòng, chữa bệnh rất hữu dụng.

Củ kiệu

Kiệu có tên giới bạch, tiểu toán (tỏi nhỏ)... tên khoa học là Allium chinense. G.Don thuộc họ hành tỏi Alliaceae. Hiện nay mùa kiệu đang được bày bán khắp nơi để ta tranh thủ dùng kiệu tươi. Kiệu ngoài món muối chua còn phối hợp với các thực vật hoặc động vật để nấu hoặc làm gỏi. Những món ăn có kiệu giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

Theo Y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng dùng chữa viêm mũi mạn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, tức ngực khó thở... 

Kinh nghiệm dân gian của nước ngoài người ta dùng món kiệu chua để hỗ trợ cai nghiện thuốc phiện, ăn kiệu chua vào sáng sớm ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Để tốt hơn người ta phối hợp với ăn trái hồng khô (trái hồng tròn).

củ kiệu

Kiệu muối chua bổ khí, điều hòa nội tạng, tăng cường sức khỏe, còn là món ăn thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc phiện

Món ăn thuốc có kiệu

Ngũ tân: là 5 món cay của người xưa thường làm vào dịp Tết trừ ác khí, tiêu hóa tốt hơn. Ngũ tân gồm có kiệu, hành, tỏi, húng thơm, rau cải.

Qua ủy dưa bí khô, kiệu bạch tửu (Kim quỹ yếu lược:) kiệu 10g, qua ủy 15g, rượu 500ml. Kiệu và qua ủy làm sạch, qua ủy hấp mềm thái lát, kiệu luộc chín. Cho hai thứ vào túi lụa ngâm vào rượu. Sau 1 tuần uống được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml có hòa thêm nước đun sôi để nguội. Tác dụng: thông dương, tán huyết, chữa tức thở, khí trễ đờm tắc, có khi đau ra sau lưng.

Cháo gạo kê: lấy 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát gạo kê thêm ít mì chính, dầu vừng. Tác dụng: chữa tức ngực khó thở.

Sưng đau cơ khớp: củ kiệu giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ sưng đau.

Xích bạch lỵ: củ kiệu 1 nắm nấu cháo.

Bổ khí, điều hòa nội tạng làm béo khỏe chịu rét: hằng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.

Chữa tiêu chảy, nôn khan không ngừng: Dùng kiệu 1 nắm, nước 500ml sắc cạn còn một nửa, chia thành nhiều lần uống.

Sang lở, chứng gặp nước thì sưng đỏ ngứa tay chân: kiệu giã nát, xào nóng, đắp vào.

Bỏng lửa, nước sôi nhẹ: kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật phết vào chỗ bị bỏng.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Ung thư phổi, dạ dày: kiệu 60g, bán hạ 10g, chỉ thực 10g, sinh khương 10g, qua lâu 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư tuyến vú: kiệu 15g, qua lâu 10g, hương nhu 10g, một dược 10g, cam thảo 10g. Sắc hoặc tán bột uống với ít rượu ngày 1 thang.

Ung thư phổi: kiệu 60g, nước chanh 60ml. Sắc nước uống ngày 1 thang.

Lưu ý: Người khí hư không dùng kiệu. Người khỏe mạnh cũng không nên lạm dụng ăn nhiều một lúc gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt.

Theo SKĐS