Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của dấm

01/01/2020 · Sức khỏe
Dấm là một loại gia vị rất phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, dấm còn có nhiều tác dụng chữa bệnh khác.

Trong y dược học cổ truyền, dấm là một vị thuốc được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Cách chế biến giấm đơn giản nhất là người ta dùng dấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. 

dấm gạo

Phân loại dấm

Ở Việt Nam, giấm chủ yếu gồm 2 loại chính là dấm gạo và dấm trắng.

Dấm gạo: được làm từ rượu gạo hay rượu nếp, có thể có màu trong suốt, vàng nhạt, đỏ hay đen.

Dấm trắng: có màu trong suốt đến vàng nhạt thường được làm từ rượu gạo. Đây là loại thông dụng nhất, được dùng ở hầu hết các nước châu Á. Nó có nồng độ acid acetic cao nhất trong các loại nấm gạo.

Tác dụng của dấm

Kích thích tiêu hóa: dấm có thể tăng sự thèm ăn, có tác dụng làm tiết nước bọt và tăng cường tiêu hóa. Đặc biệt là vào mùa hè, do mồ hôi ra nhiều, chất chua (vị toan) cũng theo đó ít đi khiến ta không muốn ăn. Nếu trong quá trình nấu nướng thêm một chút dấm có thể làm vị toan tăng lên, từ đó kích thích sự ăn uống.

Lấy 250g gừng tươi, 500ml dấm ăn. Gừng tươi rửa sạch thái nhỏ, ngâm ngập dấm 1 ngày 1 đêm là thành món gừng tươi ngâm dấm. Mỗi lần lấy 3 lát gừng ngâm dấm, thêm ít đường đỏ, hãm trong nước sôi uống thay trà, có tác dụng chữa trị bổ trợ các chứng bệnh ăn uống không ngon, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày.

Hỗ trợ sát khuẩn đường ruột: ăn dấm có thể nâng cao khả năng diệt khuẩn ở đường ruột vào mùa lưu hành bệnh truyền nhiễm đường ruột, dấm có thể chế ngự được nhiều loại vi khuẩn, giúp phòng bệnh tăng cường sức khỏe.

Tăng hấp thụ canxi: dấm có thể hòa tan canxi chứa trong cơ thể động vật mà chỉ có canxi đã hòa tan mới được ruột non của cơ thể người hấp thụ, vì vậy khi các thức ăn là động vật như xương sườn, vịt nên thêm một chút dấm.

Phòng xơ cứng động mạch: người cao huyết áp trước khi ăn uống 1 thìa dấm ăn hòa lẫn đường phèn hoặc mỗi buổi sáng sớm ăn 10 hạt đậu phộng ngâm dấm cũng có tác dụng giảm huyết áp và phòng xơ cứng động mạch.

Đau bụng do giun: 50g dấm ăn hòa với 50mml nước ấm, uống từ từ có thể trị đau bụng do giun chui ống mật gây ra.

Giúp dễ ngủ: những người mất ngủ trước khi đi ngủ uống một chút nước sôi pha dấm có thể đi vào giấc ngủ nhanh.

Hỗ trợ trị táo bón: những người đại tiện táo bón uống nhiều dấm pha nước sôi sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Chống say xe: những người say xe uống dấm pha nước sôi có thể lại vui vẻ tiếp tục hành trình

Đối với gan: theo lý luận của Đông y, ngũ vị bổ ngũ tạng, chua thì bổ gan mà dấm có vị chua nên có tác dụng bổ dưỡng gan. Y học ngày nay đã chứng minh: những người mắc bệnhgan mãn tính đặc biệt là viêm gan và xơ gan, lượng vị toan giảm, độ chua thấp, không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn từ khoang miệng vào dạ dày, do đó phần trên ruột non của những người này có rất nhiều vi khuẩn sinh trưởng, dễ gây nhiễm toàn thân, làm cho bệnh gan càng nặng, thậm chí biến chuyển xấu đi. Vì vậy những người mắc bệnh gan mãn tính nên ăn nhiều dấm. Uống dấm còn có thể điều chỉnh độ kiềm toan trong máu, giúp điều hòa lượng amin thừa trong quá trình trao đổi chất của những người bị bệnh gan mãn tính.

Theo SKĐS
BÀI VIẾT LIÊN QUAN