Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của hoa thiên lý

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Từ lâu người ta mới chỉ biết đến hoa thiên lý như một món ăn ngon, bổ dưỡng, thực tế hoa thiên lý còn nhiều tác dụng chữa bệnh rất hữu hiệu mà nhiều người chưa biết tới. Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng...

Thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Burm. F) Merr, là dây leo quấn, thường trồng leo lên giàn, cành non có lông mịn, mủ trắng, lá có phiến hình tim, hoa ăn được, thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae). Trong khi đó cây dạ lý hương, có tên khoa học Cestrum nocturnum L., là cây bụi, thân nhỏ (tiểu mộc), hoá gỗ, thuộc họ cà (Solanaceae), hoa thơm nồng lúc chiều tối, không ăn được. Sự nhầm lẫn trong tên gọi hai loại hoa này có lẽ do tên địa phương, vì miền Bắc có nơi gọi thiên lý là dạ lý hương, dạ lài hương…

Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm… Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao…

Theo bảng “Thành phần hoá học thức ăn Việt Nam” của bộ Y tế, trong 100g hoa thiên lý chứa 2,9g chất đạm; 2,8g bột đường; 3g chất xơ; 52mg canxi; 53mg phốtpho; 1,2mg sắt; 1,17mg caroten (tiền sinh tố A); 0,19mg vitamin B1; 0,13mg B; 1,1mg PP và 45mg vitamin C. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn ghi nhận hoa thiên lý chứa rất nhiều vitamin E, đặc biệt là kẽm và một số khoáng vi lượng khác, là chất thiết yếu cho hoạt động của cơ quan sinh dục của cây cũng như của con người.

Riêng về chất alkaloid, chỉ ghi nhận có một ít trong thân dây, lá già (ngắt cuống lá sẽ thấy có một chất keo trong, lấy ngón tay bôi vào, thấy chất nhựa hơi dính tay), chưa đủ để gây ngộ độc trên động vật thí nghiệm, và hầu như hiện diện không đáng kể trong hoa. Cũng cần nói thêm, khi nhắc đến alkaloid, chúng ta thường nghĩ ngay đến hợp chất gây độc. Nhưng không hoàn toàn như thế, alkaloid là những hợp chất hữu cơ thường gặp trong nhiều loài thực vật (khoai tây, tắc, cà chua, vông nem, dừa cạn…) Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Với một lượng nhỏ alkaloid có thể là chất độc gây chết người, nhưng có khi với một liều lượng hợp lý nó là dược phẩm trị bệnh đặc hiệu (như dùng bào chế morphine có tác dụng giảm đau rất tốt hay thuốc codein giảm ho).

Sự có mặt của chất kẽm trong hoa thiên lý còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì bởi thường xuyên tiếp xúc với vật liệu chứa chì như ắc quy, công nhân in, xăng pha chì, các động cơ có chì...

Ngoài ra hoa thiên lý còn tác dụng trợ dương cho nam giới rất tốt. Chính vì vậy mà ông bà ta có câu ca dao: “Thương chồng nấu cháo le le, nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen…”.

Hoa thiên lý được ưa chuông không chỉ được sử dụng như một món ăn ngon, đặc sản mà còn được xem như vị thuốc bổ dưỡng giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

Hoa thiên lý, tác dụng của hoa thiên lý

Hoa thiên lý.


Tác dụng, bài thuốc từ hoa thiên lý

1. Chữa tiểu buốt

Lấy rễ cây thiên lý từ 10 – 20g, sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống trong 5 ngày.

2. Chữa đinh nhọt

Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g, giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài ba ngày sẽ khỏi.

3. Trị giun kim

Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng 25g. Ba thứ rửa sạch, sao khô, sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần, uống liên tiếp trong 3 ngày.

4. Chữa mất ngủ

Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Ba thứ sắc chung lấy nước uống trong ngày. Dùng liên tục trong một tuần.

5. Phòng rôm sảy ngày hè

Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể xay lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho trẻ ăn dặm.

6. Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt

Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò ăn sẽ có tác dụng.

Lưu ý, do trong thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng không xào nấu cùng với các thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống… vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.

7. Chữa vô sinh

Chất kẽm trong hoa thiên lý có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì.

8. Giảm cân

Trong hoa thiên lý chứa một lượng lớn chất xơ và chất diệp lục của cây giúp cơ thể dễ dàng trao đổi chất hơn, từ đó làm việc hấp thụ chất béo của cơ thể từ lượng thức ăn hàng ngày, đồng thời gây cảm giác mau no, bạn sẽ dừng bữa ăn của mình sớm hơn mọi ngày.

Ngoài ra, hoa thiên lý chỉ chứa một lượng rất nhỏ calo nên bạn hoàn toàn co thể sử dụng hoa thiên lý hằng ngày cho thực đơn giảm cân hằng ngày của mình mà không cần phải sợ béo phì.

9. Hỗ trợ kháng viêm tốt

Hoa thiên lý còn được sử dụng để hỗ trợ những bệnh viêm giác mạc hoặc kết mạc do hoa thiên lý có tính kháng viêm và diệt khuẩn hiệu quả.

10. Tốt cho người bị trĩ, sa dạ con

Lá và hoa thiên lý không những chế biến thành món ăn khá ngon mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ và sa dạ con hiệu nghiệm. Người phụ nữ mang thai bị trĩ cũng có thể dùng hoa thiên lý để trị bệnh mà không phải lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng lá thiên lý giã đắp trực tiếp vào chỗ bị trĩ, kết hợp Kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá thiên lý tươi, hoặc nấu canh ăn trực tiếp. Đây cũng là bài thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh sa dạ con.

11. Hỗ trợ điều trị an thần

Những nghiên cứu của đông y đã chỉ ra rằng hoa thiên lý có tính bình và giúp giải nhiệt hiệu quả, làm mát cơ thể, có tác dụng hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon.

Những món ăn bổ dưỡng từ hoa thiên lý

Canh giò sống hoa thiên lý:

Đây là một thức ăn ngon và bổ, rất thích hợp trong những bữa cơm mùa hè của chúng ta. Cách chế biến cũng đơn giản, tốt nhất là nấu với nước xương hầm khi nước sôi cho giò sống vào, đợi giò nổi lên là chín, cho tiếp hoa thiên lý, rồi cho gia vị (mắm, muối, hạt tiêu…) đủ dùng.

Canh này ăn ngon ngọt, giầu chất dinh dưỡng, có mùi thơm hoa thiên lý rất quyến rũ, đồng thời được coi là một bài thuốc mát, giải nhiệt, tẩy giun kim thông dụng.

Canh hoa thiên lý

Canh cua hoa thiên lý:

Cách làm cua và nấu cũng giống các loại canh cua khác, chỉ thay các loại rau thông thường bằng hoa thiên lý. Đun canh cua sôi, rồi thả hoa thiên lý vào, đun sôi lại, cho gia vị đủ dùng.

Hoa thiên lý tốt cho bà bầu

Trong hoa thiên lý có chứa chất xơ, chất đạm, chất bột đường, các vitamin C, B1, B2, tiền vitamin A photpho, sắt, bởi vậy đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng không nên bỏ qua đâu nhé!

Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non,…

Các mẹ có biết, trong thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm:

+ Chất xơ 3%

+ Chất đạm 2,8%

+ Chất bột đường

+ Vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten)

+ Khoáng chất: như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao

Do những hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy mà hoa thiên lý chính là sự lựa chọn của các mẹ bầu, vừa là thức ăn và thuốc bổ dưỡng giúp trẻ mau lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt vừa tăng sức đề kháng cho người sử dụng.

Công dụng của hoa thiên lý với bà bầu

Phòng rôm sảy ngày hè: Vào những ngày hè, các mẹ có thể chế biến hoa thiên lý để có thể phòng chống rôm và nóng trong cho các mẹ bầu.

Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Trong thời kỳ thai nghén, cơ thể các mẹ bầu có thể có các triệu chứng đau mỏi thì các mẹ nên sử dụng hoa thiên lý trong bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, một lưu ý cho các mẹ bầu, do trong thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng không xào nấu cùng với các thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống… vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.

Ổn định cân nặng: Trong hoa thiên lý chứa một lượng lớn chất xơ và chất diệp lục của cây giúp cơ thể dễ dàng trao đổi chất hơn, từ đó làm việc hấp thụ chất béo của cơ thể từ lượng thức ăn hàng ngày, đồng thời gây cảm giác mau no.Bởi vậy mà các mẹ bầu hãy yên tâm vì sẽ không làm tăng cân nặng của mình lên đâu nhé!

Chữa mất ngủ: Nếu các mẹ bầu đang bị mắc chứng mất ngủ, thì hãy nên bố sung hoa thiên lý vào bữa ăn hàng ngày cho mình nhé.

Mẹo nhỏ mách các mẹ: Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Ba thứ sắc chung lấy nước uống trong ngày. Dùng liên tục trong một tuần các mẹ có thể cải thiện chứng mất ngủ của mình đấy nhé. Tuy nhiên, với từng cơ địa của từng mẹ bầu mới có hiệu quả, bởi vậy tố nhất các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Thân Thiện (Tổng hợp)