Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của lá vối, cây vối

01/01/2020 · Sức khỏe
Một bệnh nhân bị viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ và thường xuyên đi phân sống tìm đến cầu cứu một người bạn là bác sĩ. Vị bác sĩ này bèn hái cho bạn khoảng 200 g lá vối tươi, xé nhỏ, chế vào 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước. Chỉ 2 giờ sau, người bạn vui mừng báo tin đã hết đau bụng.

Lá, vỏ cây, nụ và rễ vối đều có thể dùng chữa bệnh. Nước lá và nụ vối có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram dương. Hoạt chất này dễ tan trong nước nên chỉ cần pha nước sôi là được.

lá vối, tác dụng của lá vối

Lá vối, tác dụng của lá vối

Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Mỗi khi ăn một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối thật đặc để uống cả ngày. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.

Theo kinh nghiệm của dân gian, lá vối tươi có kết quả trị bệnh cao hơn so với lá đã ủ. Ngoài ra, có thể dùng lá vối để chữa những bệnh hoặc tổn thương sau:

- Chữa bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

- Viêm gan, vàng da: Dùng rễ 200 g mỗi ngày, nấu sắc uống.

- Viêm da lở ngứa: Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.

Theo ykhoa.net