Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của ngải cứu

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Ngải cứu từ xa xưa luôn được cha ông ta coi là một trong những cây thuốc quý, nó không chỉ là một món ăn ngon mà ngải cứu còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên trong ngải cứu có nhiều độc tính, mọi người cần hết sức lưu ý khi sử dụng ngải cứu.

Ngải cứu

Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.

Ngải cứu, tác dụng của ngải cứu, công dụng của ngải cứu

Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.

Ngải cứu là loại cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 - 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.

Tác dụng của ngải cứu với sức khỏe

Điều trị cơ thể suy nhược

Dùng cho người mới ốm dậy, trẻ gầy còi xương, biếng ăn, người già ăn không ngon miệng, bỏ ăn: Dùng 250gr thuốc cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

Cầm máu

Những trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì thường dùng ngải cứu để chữa trị.

Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức.

Nhanh lành vết thương

Trong ngải cứu có một số hoạt chất có tác dụng xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non.

Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút.

Hoặc nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

Ngải cứu hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt

Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày.

Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn

Chữa nhức đầu

Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút.

Nghẹt mũi

Hơ ngải cứu từ giữa trán đến đầu đôi lông mày độ 1 phút, mũi sẽ thông thoáng ngay.

Đau bụng

Hơ điếu ngải 2 lòng bàn tay 10 phút, hơ 2 lòng bàn chân 10 phút.

Hắt hơi liên tục

Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán thẳng xuống đến giữa đôi lông mày.

Nhức răng

Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.

Các khớp ngón tay khó co duỗi

Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.

Gai gót chân

Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau ngay.

Sình bụng (ăn không tiêu)

Lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần.

Tê lưỡi, cứng lưỡi

Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái 1 lúc, lưỡi hết tê.

Đầu gối đau nhức

Hơ vùng khuỷu tay (củi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối hết nhức liền

Các bài thuốc dân gian từ cây ngải cứu

Làm thuốc điều kinh

một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12 g (tối đa 20 g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Có thể uống dưới dạng bột (5-10 g) hay dạng cao đặc (1-4 g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10 g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày.

Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

Trị kinh nguyệt ra nhiều, tử cung xuất huyết do suy nhược

Ngải cứu 12 g, sinh địa 10 g, đương quy 10 g, bạch thược 5 g, xuyên khung 3 g.

Sắc với 800 ml nước còn 300 ml, lọc bỏ bã, thêm 12 g a giao vào khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày (Giao ngải thang - Kim quỹ yếu lược).

Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh).

Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

Trị có thai 2 tháng mà thai bị động không yên

Đại táo 12 quả, ngải cứu 24 g, sinh khương 24 g. Sắc uống (Bị cấp thiên kim yếu phương).

Trị tử cung lạnh làm cho vô sinh

Bạch thược, đương quy, hương phụ (tứ chế), ngải cứu, thục địa, xuyên khung. Tán bột, làm viên. Ngày uống 12-16 g (Ngải phụ noãn cung hoàn - Nhân Trai trực chỉ phụ di).

Trị có thai bị thương hàn nóng đến nỗi phát ban, rồi lại biến ra nốt đen, tiểu ra máu

Ngải cứu, viên lại to bằng quả trứng gà, sắc với 200 ml rượu, còn một nửa. Chia làm hai lần uống (Thương hàn loại yếu phương).

Trị phụ nữ bị các chứng hư, KN không đều, đau nhói do khí huyết, bụng sườn đầy trướng, chóng mặt, muốn nôn, băng lậu, đới hạ:

Đương quy, ngải cứu đều 80 g, hương phụ 240 g. Chưng với giấm nửa ngày, phơi khô, tán bột.

Dùng giấm nấu với nếp làm hồ, trộn với thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 16-20 g (Ngải tiễn hoàn - Đông Viên thập thư).

Trị dọa sảy thai

Ngải cứu, sa nhân đều 6 g; a giao (hòa vào uống), bạch truật đều 15 g; tô ngạnh, hoàng cầm đều 12 g; tang ký sinh, đỗ trọng đều 24 g.

Tùy chứng gia giảm, sắc uống. Trị 45 ca dọa sảy thai chảy máu. Kết quả tốt 26 ca, có kết quả 16 ca, không kết quả 3 (Vương Trung Dân - Hà Bắc Trung y tạp chí 1985, 5 : 31).

Trị động thai hoặc giảm đau thấp khớp

Lá ngải cứu tươi 50 g, gạo tẻ 100 g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt).

Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa, ăn liên tục 3-5 ngày.

Món ăn từ ngải cứu

Canh ngải cứu nấu thịt nạc

Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị, xào qua, nêm nước, đun sôi rồi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi đều, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Dùng chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...).

Trứng gà tráng ngải cứ

Lấy một nắm lá ngải cứu, thái nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm gia vị vừa miệng, đổ vào chảo rán chín. Món ăn này giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu.

Cháo ngải cứu

Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Lá ngải cứu thái nhỏ, nấu lấy nước rồi cho gạo tẻ vào nhinh nhừ thành cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày giúp hỗ trợ điều trị động thai hoặc giảm đau thấp khớp.

Tác dụng làm đẹp của ngải cứu

Trị mụn

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

Chăm sóc da

Ngải cứu còn có tác dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên da, nên nó là chất làm sạch da rất tốt, đặc biệt với những người có da nhờn.

Các cách làm đẹp bằng ngải cứu

Mặt khác, ngải cứu còn có cả tác dụng giữ ẩm, nên cũng có tác dụng rất tốt với những người có da khô.

Cách 1: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa sạch mặt bằng nước mát. Đắp mặt nạ ngải cứu 1 – 2 lần/tuần đều đặn trong một thời gian sẽ cho bạn làn da mịn màng, trắng hồng và không còn mụn trứng cá.

Cách 2: Dùng lá ngải cứu đun sôi kỹ cho nhừ, sau đó lấy vải mỏng lọc lấy nước, để vào lọ, cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi buổi tối, sau khi rửa mặt sạch, dùng khăn thấm nước ngải cứu đắp lên mặt, nhất là những vùng da xấu, sau vài phút khăn tự khô, gỡ khăn ra rửa lại bằng nước sạch.

Cách 3: Lấy ngải cứu đun nước kỹ và chắt uống không. Hoặc có thể sao khô cho vào lọ để pha uống dần như pha chè. Không nên dùng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên pha một nhúm nhỏ và uống khoảng 200 ml nước ngải cứu. Trà ngải cứu rất tốt cho cơ thể.

Những lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Ngải cứu tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc, chân tay rung giật, ảo giác, viêm thần kinh…

Gây biến chứng với người bị viêm gan

Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.

Chú ý khi ăn ngải cứu lúc mang thai

Đối với những chị em cần dùng món “trứng gà ngải cứu” để tẩm bổ hoặc để an thai,… chỉ nên dùng 3-5 ngọn nhỏ (9-15g tươi), tránh dùng quá liều. Cần bỏ thói quen xin nhà hàng cho thêm ngải cứu.

Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi, vì ngải cứu không gây kích thích tử cung. Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, bà bầu nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính

Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

Lưu ý chung

Mặc dù là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe như những người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành... nên hạn chế ăn trứng.

Dùng ngải cứu quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà. Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.  

Thân Thiện (Tổng hợp)