Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của rau mồng tơi

02/07/2020 · Sức khỏe
Rau mồng tơi mát và lành tính thường được dùng nấu canh trong bữa cơm gia đình. Trong dân gian loài thực vật này còn là vị thuốc chữa bệnh và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Rau mồng tơi

Tên gọi: Rau mồng tơi, mùng tơi, lạc quỳ

Tên khoa học: Basella alba L

Họ: Mồng tơi (Basellaceae)

Đặc điểm thực vật

  • Cây mồng tơi là một loại thực vật thân leo, có hoa. Thân mập, mọng nước, bên ngoài vỏ nhẵn bóng, màu xanh thẫm hoặc tím. Trong thân chứa nhiều chất nhớt. Khi sống ký sinh trên cây khác, ngọn vươn dài bám vào thân cây và có thể dài đến 10 mét.
  • Lá mồng tơi màu xanh, dày, hình trái tim hoặc hình trứng. Lá mọng nước, mọc đơn hoặc xen kẽ dọc theo thân cây, có cuống ngắn bám vào thân.
  • Hoa mọc xen ở các kẽ lá thành bông, sắc trắng hoặc tím đỏ
  • Quả mồng tơi hình cầu, mọng nước, kích thước nhỏ cỡ 5 – 6mm. Khi quả còn non có màu xanh, lúc chín chuyển sang sắc tím đen.
  • Rễ chùm, ăn sâu vào lòng đất

Rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau mát, lành tính và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Phân bố

Cây mồng tơi mọc hoang ở những khu đất tơi xốp. Nó có nguồn gốc ở các nước Nam Á và các vùng nhiệt đới, ôn đới ở Châu Á, Châu Âu.

Ngày nay ở nước ta, cây được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi để làm thực phẩm và cung cấp dược liệu chữa bệnh.

Bộ phận dùng

Toàn cây mồng tơi đều được dùng làm thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền

Thu hái – Sơ chế

Mồng tơi được thu hái quanh năm. Thân và lá đem về rửa sạch, thường dùng dạng tươi. Những quả chín sẽ được hái trước, phơi khô lấy hạt.

Thành phần hóa học của cây mồng tơi

  • Vitamin C, A, PP, B1, B2
  • Pectin
  • Saponin
  • Polysaccharide
  • Chất nhầy
  • Tinh bột
  • Chất đạm
  • Chất béo
  • Canxi
  • Sắt
  • Tro
  • Năng lượng
  • Nước
  • Folate

Vị thuốc

Tính vị

  • Cây tính mát, vị ngọt, hơi nhạt
  • Lá tính mát, vị chua ngọt

Quy kinh

Mồng tơi có khả năng tác động vào 5 kinh gồm:

  • Kinh Tâm
  • Can
  • Tiểu tràng
  • Tỳ
  • Đại tràng

Tác dụng của rau mồng tơi

1. Trị bệnh trĩ

Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái).

2. Tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe, có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

3. Trị núm vú sưng

Dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.

4. Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón

Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Hoặc rau mồng tơi 500g, cho mắm, muối, tương nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.

5. Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp

Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng; hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

6. Chữa yếu sinh lý nam giới

Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

7. Giúp da tươi nhuận, hồng hào

Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng, giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

8. Chữa khí hư, suy nhược

Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần ăn 1- 2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.

9. Giảm chất béo, cholesterol

Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Do đó, ăn rau mồng tơi giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường trong máu cao.

10. Trị hơi thở nóng khó chịu

Nếu bị chứng mũi thở phì phò ra hơi nóng rất khó chịu thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát lọc bã ăn vào các buổi trưa.

11. Chữa chảy máu cam

Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu, máu sẽ cầm ngay.

12. Trị đầy bụng

Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.

13. Chữa đinh nhọt

Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay 2 - 3 lần.

14. Trị chứng đi tiểu nóng buốt

Lấy lá mồng tơi cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc sáng. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang).

Bài thuốc chữa bệnh từ mồng tơi

1. Chữa đi ngoài ra máu kinh niên

  • Chuẩn bị 30g cây mồng tơi, 1 con gà mái già cỡ vừa
  • Rau mồng tơi nhặt lá, thân và ngọn non, rửa sạch, xắt nhỏ. Gà làm sạch lông, cắt bỏ đầu, chân và nội tạng trong bụng, chặt miếng vừa ăn.
  • Đem gà hầm chín tới rồi cho rau mồng tơi vào đun lửa nhỏ thêm 20 phút nữa.
  • Dọn ra chia ăn 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi tuần dùng 2 lần để đại tiện thông suốt mà không còn bị chảy máu.

2. Điều trị bệnh trĩ nhẹ

-Cách 1:

Giã nát 1 năm mồng tơi cùng với vài hạt muối ăn

Đắp trực tiếp vào hậu môn 30 phút

Thực hiện cách ngày để nhanh thấy được hiệu quả

- Cách 2:

Nấu canh rau mồng tơi với cá diếc, cua đồng hoặc tôm ăn mỗi tuần 3 lần.

- Cách 3:

Xay nhuyễn 1 bó mồng tơi với 1 cốc nước đun sôi để nguội.

Lọc nước cốt uống mỗi ngày 1 lần trong vài tuần liên tục các triệu chứng sẽ cải thiện rõ rệt.

3. Chữa tức ngực, bồn chồn

Lấy 60g mống tơi sắc kỹ lấy 200 ml nước đặc, thêm một chút rượu trắng vào uống khi còn ấm, mỗi ngày 1 lần

4. Kích thích tuyến sữa ở sản phụ sau sinh

Hầm như gà ác chung với đậu đen rồi cho mồng tơi vào nấu thêm 5 phút nữa. Cho sản phụ ăn khi còn nóng sẽ giúp kích thích ra nhiều sữa. Món ăn này còn bổ sung nhiều sắt, vitamin và chất nhầy giúp ngăn ngừa táo bón sau sinh và bồi bổ sức khỏe, dưỡng da, hạn chế rụng tóc.

5. Chữa sưng hoặc nứt núm vú

Rửa sạch vài lá mồng tơi với nước muối sau đó giã nát rồi đắp vào núm vú bị sưng nứt. Để khoảng 20 phút rồi dùng khăn lau cho sạch. Thực hiện đều đặn hàng ngày để sát trùng, làm tổn thương nhanh lành.

6. Trị táo bón, nóng trong, giải độc cho cơ thể

- Cách 1:

Dùng 1 nắm mồng tơi giã nát, đổ thêm vào 300ml nước đun sôi để nguội. Lọc nước uống hàng ngày

- Cách 2:

Chuẩn bị 500g rau mồng tơi, rửa sạch, cắt nhỏ, đem nấu thành canh, nêm nếm gia vị cho vừa miệng sau đó dọn ra ăn chung với cơm. Dùng món này trong vài ngày có tác dụng nhuận tràng, kích thích đại tiện thông suốt, ngăn ngừa và chữa trị táo bón.

7. Trị say nắng

Lấy 4- 5 lá mồng tơi tươi giã nát sau đó đắp vào trán và 2 bên thái dương, dùng băng gạc y tế băng lại để giữ thuốc cố định. Nằm yên nghỉ ngơi một lúc sẽ thấy tình trạng được cải thiện.

8. Trị bỏng, làm mau lành vết thương

Giã nát cây mồng tơi với vài hạt muối, vắt nước cốt chấm lên vết bỏng hoặc đắp cả bã lên khu vực tổn thương.

9. Chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị 300g giò heo và 200g rau mồng tơi, một ít rượu trắng.

Giò heo ninh nhừ rồi cho rau và rượu trắng vào nấu chín sau đó nêm thêm chút mắn, muối cho vừa khẩu vị.

Dùng món này thường xuyên để chữa đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi, do chấn thương hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý về cơ – xương – khớp.

10. Chữa hoạt tinh

Kết hợp rau mồng tơi và rau dền đỏ mỗi thứ 1 nắm, 2 quả bầu dục. Nấu canh ăn khi còn nóng

11. Điều trị yếu sinh lý nam

Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Rau mồng tơi, rau má và rau ngót mỗi loại 100g, 1 bộ lòng vịt (hoặc gà). Các nguyên liệu sơ chế sạch sẽ, cắt nhỏ.

Xào lòng cho chín rồi thêm một tô nước vào đun sôi.

Tiếp túc cho rau vào, nếm nếm gia vị, đun sôi trở lại khoảng 3 phút thì tắt bếp sau đó dọn ra ăn nóng trong bữa cơm để cải thiện khả năng sinh lý, chống xuất tinh sớm, kéo dài cuộc yêu.

12. Kích thích lưu thông khí huyết, chống lão hóa, dưỡng da hồng hào

Lấy vài ngọn rau mồng tơi non giã lấy nước cốt sau đó thêm vào vài hạt muối, quậy đều để muối tan hết. Thoa hỗn hợp này lên mặt mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

13. Chữa di tinh, mộng tinh

Chuẩn bị đậu nành, rau mồng tơi, lạc mỗi thứ 1 nắm và 1/2 kg xương lợn, cho vào hầm xương chung với đậu nành, lạc và đậu phộng cho chín nhừ rồi mới cho rau mồng tơi vào, nêm gia vị vừa ăn, dùng khi còn nóng. Cuối cùng uống thêm 1 ly nước nóng ngay sau khi ăn.

14. Điều trị suy nhược cơ thể, khí hư

Thành phần của bài thuốc bao gồm: 100g rau mồng tơi, 1 con Gà ác, 1 nắm đậu đen.

Cách làm:

Gà ác làm sạch lông và bỏ nội tạng rồi đem ninh nhừ cùng với đậu đen, tiếp tục cho rau mồng tơi vào nấu chín xong dọn ra ăn nóng cả nước lẫn cái.

Dùng cho đến khi thấy tình trạng cải thiện thì thêm vào món ăn 2 nắm lạc (đậu phộng) và 1 nắm đậu nành hầm chung, tiếp tục ăn thêm một thời gian nữa để bệnh được khắc phục hoàn toàn.

15. Giảm cholesterol và mỡ trong máu

Thường xuyên ăn rau mồng tơi dưới dạng nấu, xào hay luộc giúp đào thải cholesterol và mỡ dư thừa qua phân, làm sạch ruột. Qua đó ngăn ngừa máu nhiễm mỡ, béo phì.

16. Chữa hơi thở nóng, có mùi khó chịu

Rau mồng tơi thái nhỏ, nấu canh cùng cua đồng. Ăn vào các buổi trưa, tuần dùng 3 lần.

17. Điều trị chứng chảy máu cam

Rau mồng tơi rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút, vớt ra để ráo nước sau đó giã rau lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước mồng tơi nhét vào bên mũi bị chảy máu giúp cầm máu nhanh chóng.

18. Chữa đầy bụng, ăn không tiêu

- Cách 1:

Dùng rau mồng tơi, rau đay mỗi thứ 100g và 1 củ khoai sọ, tất cả đem nấu canh chung với nhau. Ăn vài ngày sẽ thấy bụng dễ chịu, nhẹ nhõm hơn.

- Cách 2:

Kết hợp 4 loại rau gồm mồng tơi, ngọn khoai lang, rau đay và rau má nấu canh ăn.

19. Trị mụn đinh nhọt

Hái 5 lá mồng tơi tươi, rửa sạch với nước muối sau đó giã nát đắp trực tiếp lên nốt nhọt khi chưa vỡ. Băng gạc cố định lại.

Thay thuốc ngày 2 – 3 lần.

20. Chữa tiểu nóng, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu

- Cách 1:

Xay nhuyễn lá mồng tơi, lọc lấy nước cốt rồi pha thêm vào một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối ăn, quậy cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Uống vào mỗi buổi sáng. Kết hợp lấy bã mồng tơi đắp vào bụng dưới khu vực bàng quang.

- Cách 2:

Chuẩn bị 70 – 100g rau mồng tơi tươi, nấu nước uống thay thế một phần nước lọc trong ngày.

21. Trị mụn trứng cá

Dùng mồng tơi và diếp cá tỷ lệ bằng nhau đem giã nát, lọc lấy nước cốt thoa lên khu vực bị mụn mỗi tuần 3 – 4 .lần

Những lưu ý khi ăn mồng tơi

Khi dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hay chữa bệnh, bạn đều phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

1. Kiêng kỵ khi chế biến kèm mồng tơi

Loại rau này kỵ với thịt bò. Khi kết hợp chúng cùng nhau sẽ làm giảm tác dụng nhuận tràng của mồng tơi, đồng thời gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, những trường hợp đang bị táo bón mà ăn rau mồng tơi chung với thịt bò sẽ khiến tình trạng khó đi cầu càng thêm nghiêm trọng.

Ngoài ra, bạn cũng không nên nấu phô mai cùng với rau mồng tơi. Cả hai nguyên liệu này đều giàu đạm nên khi ăn chung sẽ gây dư thừa năng lượng, làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho đường ruột.

2. Bà bầu ăn được mồng tơi không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau mồng tơi là một trong những thực phẩm vô cùng có lợi cho bà bầu cũng như thai nhi. Phụ nữ mang thai thường xuyên ăn loại rau này có những tác dụng như sau:

  • Giúp thanh nhiệt, giảm mỡ và đường trong máu, góp phần kiểm soát cân nặng cho bà bầu.
  • Phụ nữ mang thai thường xuyên bị táo bón có thể sử dụng cây mồng tơi thay thế cho các loại thuốc nhuận tràng có hại. Nó thúc đẩy tiêu hóa bằng cách bổ sung chất nhầy và chất xơ hòa tan, tạo điều kiện để bà bầu đi cầu thuận lợi và dễ dàng hơn.
  • Các hoạt chất như carotenoid, zeaxanthin hay beta carotene được tìm thấy trong rau mồng tơi có thể giúp ức chế sự tăng trưởng của các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa dị tật thai nhi và bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
  • Rau mồng tơi giúp làm đẹp da, sáng mắt cho bà bầu nhờ chứa hàm lượng vitamin A và flavonoid dồi dào.
  • Sở hữu thành phần vitamin C phong phú, mồng tơi có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm trong suốt thai kỳ.
  • Ngoài ra, rau mồng tơi còn cung cấp nhiều sắt và folate đảm bảo cho thai nhi phát triển hoàn thiện cả về trí não lẫn thể chất.

3. Tác dụng phụ của rau mồng tơi

Rau mồng tơi dù có nhiều tác dụng tốt nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể gây ra một số tác hại không tốt cho sức khỏe như:

  • Cản trở khả năng hấp thụ sắt và canxi của cơ thể do chứa nhiều axít oxalic. Vì vậy mà khi ăn rau mồng tơi, người bệnh được khuyến cáo nên dùng kèm với các thực phẩm giàu vitamin C để trung hòa axít oxalic.
  • Làm tăng nguy cơ bị sỏi thận nếu ăn quá nhiều.
  • Gây hình thành mãng bám trong răng.
  • Do chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, ăn rau mồng tơi quá nhiều có thể khiến dạ dày bị khó chịu.
  • Rau mồng tơi làm tăng axit uric trong máu do chứa nhiều purin.
  • Gây lạnh bụng, tiêu chảy khi dùng ở liều cao.

4. Đối tượng không nên ăn mồng tơi

Hạn chế hoặc kiêng dùng rau mồng tơi dưới bất kì hình thức nào nếu bạn đang gặp các vấn đề sau:

  • Sỏi thận.
  • Tiêu chảy.
  • Lạnh bụng đi ngoài.
  • Đau dạ dày.
  • Cơ địa hàn.
  • Bệnh gout hoặc tăng axit uric máu.
Minh Nhật