Logo Bài Thuốc Quý

Tác hại do lạm dụng ăn đồ ăn nhanh

15/02/2020 · Sức khỏe
Cuộc sống luôn bận rộn và bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn, việc sử dụng đồ ăn nhanh sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên, việc lạm dụng đồ ăn nhanh sẽ mang lại nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.

Nhưng nếu lạm dụng đồ ăn nhanh, fastfood sẽ không có lợi, thậm chí còn có hại cho sức khỏe.

1. Làm suy giảm hệ vi khuẩn đường ruột

Rất nhiều nghiên cứu về vi khuẩn sống trong hệ tiêu hoá của con người đã và đang được thực hiện phát hiện thấy thức ăn nhanh làm suy giảm hệ vi khuẩn. Hệ vi sinh đường ruột giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, giúp cân bằng tâm trạng, tăng cường miễn dịch, ngăn chặn một số bệnh như hội chứng ruột kích thích, hay chứng bệnh có tên “rò rỉ ruột”. Theo giáo sư dịch tễ và di truyền học Tim Spector ở tại ĐH King’s College, London (Anh), nếu duy trì chế độ thức ăn nhanh thường xuyên thì một trong những hệ lụy đầu tiên là làm suy giảm hệ vi khuẩn đường ruột. Kết luận này của Tim Spector dựa trên nghiên cứu được ông thực hiện ngay chính con trai của mình. Con Tim Spector không ăn gì ngoài thức ăn nhanh trong 10 ngày, sau đó được kiểm tra mức độ hoạt hóa của vi khuẩn đường ruột. Kết quả, hệ thống tiêu hóa không chỉ mất đi phần lớn các vi khuẩn thân thiện, mà còn mất hầu hết các loài vi khuẩn nói chung, khoảng 1.400 loài bỗng dưng biến mất.

Chỉ trong 10 ngày, với 1.400 loài, chiếm khoảng 40% lượng vi khuẩn chung trong ruột đã bị biến mất. Nếu thời gian kéo dài thêm nữa thì hệ vi sinh này sẽ dẫn đến cạn kiệt, nguy cơ mắc bệnh nan y là điều khó tránh khỏi…

Đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh.

2. Gia tăng nguy cơ trầm cảm

Những năm gần đây, khi xã hội phát triển, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm càng tăng. Lý do rất nhiều, thậm chí cả những điều con người chưa ngờ tới nên hiệu quả điều trị vẫn còn thấp. Nhiều nghiên cứu thực hiện gần đây cho thấy, thức ăn nhanh và một số loại thức ăn vặt khác có đóng góp không nhỏ. Theo một nghiên cứu ở 8.954 người do Đại học Las Palmas de Gran Canaria và Đại học Granada ở Tây Ban Nha tiến hành và công bố mới đây, khi lượng thức ăn nhanh tăng lên thì mức độ trầm cảm lại càng trầm trọng. Cụ thể, những người tiêu thụ thức ăn nhanh thì tỷ lệ bị trầm cảm tăng tới 51% so với nhóm không dùng thực phẩm này. Trầm cảm được chẩn đoán thường có các dấu hiệu điển hình như xuất hiện cảm giác buồn chán, trống rỗng, khó tập trung suy nghĩ, hay quên, luôn thấy mệt mỏi, không muốn làm việc gì, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, cáu giận, luôn nghĩ về cái chết, có ý suy nghĩ hoặc hành vi tự sát….

Nghiên cứu còn tham khảo dữ liệu từ các nghiên cứu khác, nhưng không ai chắc chắn thức ăn nhanh gây ra mối tương quan lớn giữa tiêu dùng và trầm cảm. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng, các chất dinh dưỡng mà thức ăn nhanh bỏ lỡ (như các axit béo omega-3) có tác dụng giúp điều chỉnh tâm trạng và mối liên quan giữa vi khuẩn đường với tâm trạng… là thủ phạm làm gia tăng bệnh trầm cảm ở nhóm ăn nhiều thực phẩm này. Từ nghiên cứu trên, các nhà khoa học đề xuất, thay vì dùng đơn thuốc chống trầm cảm, nhóm người sống nhờ thức ăn nhanh có thể chuyển sang các món ăn tự chế biến tươi sống và thêm một giờ nghỉ sau bữa ăn trưa sẽ có tác dụng giảm bệnh.

3. Tăng nguy cơ hen suyễn

Hiện có khoảng 26 triệu người Mỹ bị bệnh hen suyễn, khoảng 7 triệu trong số này là trẻ em. Các yếu tố gây bệnh ở mỗi người không đồng, như do luyện tập thể thao, do căng thẳng, dị ứng thực phẩm, ô nhiễm không khí…. Theo một nghiên cứu quy mô lớn về hen suyễn có tên Nghiên cứu Quốc tế về bệnh suyễn và dị ứng ở trẻ em (ISAC), các nhà khoa học đã xem xét tiền sử bệnh tật của 500.000 trẻ em thuộc 31 quốc gia. Mục đích là để tìm hiểu xem điều gì làm cho trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị hen suyễn, tìm ra mối liên quan giữa thức ăn nhanh và hiện tượng khó thở ở nhóm dùng thực phẩm này. Cụ thể, chỉ cần ăn 3 bữa thức ăn nhanh/tuần thì nguy cơ mắc bệnh suyễn tăng tới 27% ở trẻ em và 39% ở nhóm thanh thiếu niên. Không chỉ có hen suyễn, mà thức ăn nhanh còn được xem là nhóm thực phẩm duy nhất có tác động tiêu cực tới hệ thống hô hấp của con người.

Tuy chưa “nhận mặt chỉ tên” hết các nguyên nhân gây bệnh của thức ăn nhanh, nhưng các nhà khoa học cho rằng chất béo bão hòa có trong thức ăn nhanh là thủ phạm nặng ký. Nó gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực như làm suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng dị ứng và hen suyễn.

4. Tăng nguy cơ kháng insulin

Cơ chế kháng insulin xảy ra khi tế bào ngừng hấp thụ glucose từ dòng máu, lúc này cơ thể cần tới nhiều insulin hơn để duy trì cơ thể làm tốt các chức năng vốn có. Kháng insulin là dấu hiệu đầu tiên phát triển thành bệnh đái tháo đường, căn bệnh nghe qua nhiều người đã thấy ớn ngại.

Năm 2005, các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Minnesota (UoA) Mỹ đã kết thúc một nghiên cứu dài 15 năm để tìm hiểu mối liên quan giữa thức ăn nhanh và kháng insulin. Kết quả, chỉ cần ăn hai bữa thức ăn nhanh một tuần trong thời gian 15 năm thì có thể sẽ tăng thêm 0,9kg trọng lượng và mức độ đề kháng insulin tăng gấp đôi. Đó mới chỉ 2 bữa/tuần, nếu cao hơn thì mức kháng insulin lại càng lớn. Đây chính là lý do tại sao từ giữa năm 1980 đến năm 2002, tại Mỹ, số ca kháng insulin ở người lớn đã tăng gấp đôi, còn ở nhóm 11-18 tuổi, tỷ lệ này tăng tới 10 lần.

5. Có thể gây bệnh béo phì

Trong các đồ ăn nhanh có chứa nhiều chất béo và tinh bột. Đây lại chính là những chất có thể khiến tăng trọng lượng cơ thể một cách nhanh chóng và dẫn đến căn bệnh nguy hiểm đó là béo phì. Khi mắc phải bệnh này nó sẽ kéo theo hàng loạt các nguy cơ, biến chứng bệnh khác như: mỡ trong máu, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và nguy hiểm nhất là có thể mắc phải căn bệnh thế kỷ ung thư…

Đồ ăn nhanh có thể gây béo phì
Đồ ăn nhanh có thể gây béo phì.

6. Không tốt cho hệ tim mạch

Tất cả các đồ ăn nhanh thường là những món ăn chứa nhiều dầu mỡ đặc biệt khi dầu mỡ được chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến hệ tim mạch gây những chứng bệnh như xơ vữa động mạch, viêm cơ tim…

7. Đồ ăn nhanh có thể gây nên các bệnh về xương khớp

Thức ăn nhanh thường là những món chứa nhiều đạm mà ăn quá nhiều đạm sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải khiến cơ thể bị mệt mỏi, chậm chạp và có thể dẫn đến các bệnh như loãng xương, đau khớp, viêm khớp,...

8. Không tốt cho tiêu hóa

Các loại thịt chiên, rán trong dầu ăn ở nhiệt độ cao khiến các vitamin, khoáng chất,... trong thực phẩm bị tiêu hủy nhanh sẽ làm gia tăng các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt nguy hiểm trong số đó là ung thư đại tràng và ung thư ruột non.

9. Tăng huyết áp

Trong thực phẩm ăn nhanh có chứa nhiều natri có thể làm huyết áp tăng cao và làm suy yếu hệ thống tuần hoàn trong cơ thể vì vậy bạn nên hạn chế việc sử dụng các loại đồ ăn này hàng ngày.

10. Khiến cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi

Tác hại của thức ăn nhanh không chỉ khiến bạn tăng nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm mà còn khiến bạn cảm thấy luôn có cảm giác tức bụng, đầy bụng vô cùng khó chịu. Trong các đồ ăn nhanh không chứa nhiều chất carbohydrate và protein để cung cấp năng lượng vì vậy, bạn sẽ cảm thấy nhanh chóng mệt mỏi, kiệt sức, nặng nề trong các hoạt động, sinh hoạt,...

11. Ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận

Trong thực phẩm ăn nhanh có chứa nhiều muối natri khiến huyết áp tăng cao từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận khiến cho cơ thể phù nề, ứ nước và gây ra các tình trạng rối loạn chức năng thận.

12. Giảm trí nhớ

Thức ăn nhanh không có đủ dưỡng chất khiến cơ thể mệt mỏi, kém mẫn, giảm trí nhớ, giảm khả năng tiếp thu, tập trung trong học tập, làm việc.

Như vậy, qua bài viết này chúng ta có thể thấy được tác hại của thức ăn nhanh nhiều đến thế nào. Nếu bạn là người yêu thích thực phẩm ăn nhanh, bạn hãy dừng lại ngay mà thay vào đó là bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng,...Để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình bạn, Cao đẳng Y dược Sài Gòn sẽ tiếp tục cập nhật thêm các thông tin hữu ích về sức khỏe để các bạn tham khảo.

Tác hại của đồ ăn nhanh đối với trẻ nhỏ

1. Tăng huyết áp

Natri có trong muối chế biến thức ăn nhanh sẽ khiến huyết áp của con yêu tăng lên. Đây cũng là nguồn gốc của bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, chất này còn làm suy yếu dần hệ thống tuần hoàn trong cơ thể bé.

2. Mệt mỏi

Bé yêu có thể cảm thấy đầy bụng khi dùng thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh không chứa nhiều chất carbohydrate và protein để cung cấp năng lượng. Do đó, bé sẽ nhanh chóng mệt mỏi và cạn kiệt sức lực cũng như khiến hoạt động trong ngày trở nên nặng nề hơn. Thay vì vậy, bạn hãy cho bé ăn những món giàu protein nhé.

3. Chỉ số cảm xúc thấp

Sự mất cân bằng hormone là nguyên nhân chính làm sự phát triển của trẻ từ 6 – 12 tuổi có nhiều thay đổi. Nếu thường xuyên ăn thức ăn nhanh, bé sẽ có suy nghĩ và hành vi thất thường. Ngoài ra, con còn có thể bị trầm cảm nếu nghiện thức ăn nhanh. Do vậy, một chế độ ăn uống bổ dưỡng là điều cần thiết để duy trì sự cân bằng hormone lành mạnh.

4. Bệnh thận

Muối natri trong thức ăn nhanh sẽ khiến huyết áp tăng cao, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận, khiến cơ thể phù nề và ứ nước, gây ra các tình trạng rối loạn chức năng thận.

5. Tiểu đường

Các loại nước ngọt có gas đều chứa hàm lượng đường cao, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, làm bé có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 từ bây giờ.

6. Béo phì

Chất béo được dùng để rán thức ăn nhanh sẽ tích tụ dần trong cơ thể. Khi có ít năng lượng, con yêu sẽ không tham gia hoạt động thể chất, dẫn đến chứng béo phì cũng như nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, nếu bé bị thừa cân thì sự tự tin của con cũng dần biến mất đấy.

7. Rối loạn tiêu hóa

Hầu hết các nguyên liệu của thức ăn nhanh đều đã qua chế biến, xử lý. Vì vậy, trẻ ít được ăn chất xơ nên dễ bị táo bón, tăng cao nguy cơ rối loạn đường ruột, ung thư ruột già khi lớn lên.

8. Loãng xương, sâu răng

Trong quá trình phát triển cơ thể, con cần các dưỡng chất thiết yếu để phát triển xương và răng. Khi ăn thức ăn nhanh, con đã không được cung cấp đầy đủ chất và trọng lượng thừa của cơ thể có thể khiến con bị loãng xương. Còn đường có thể gây sâu răng cho con vĩnh viễn.

9. Bệnh tim

Phô mai là thành phần chính trong các món ăn vặt. Chất béo làm tăng mức cholesterol, lắng đọng lại ở trong tim là nguyên nhân gây bệnh tim, dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ rất cao.

10. Trí não kém hoạt động

Thức ăn nhanh thường thiếu chất dinh dưỡng giúp não tỉnh táo, dẫn đến việc trẻ không có khả năng tập trung thực hiện các nhiệm vụ, khả năng ghi nhớ thấp và giảm khả năng học tập.

Để tránh xa những hiểm nguy về sức khỏe của trẻ như trên, bạn hãy dành thời gian nấu cho con những bữa ăn ngon, hấp dẫn thay thế cho thức ăn nhanh nhé.

Minh Nhật