Logo Bài Thuốc Quý

Tại sao ăn nhiều mà vẫn gầy?

01/01/2020 · Sức khỏe
Một số trường hợp dù có bồi bổ bằng nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng, chất béo nhưng cơ thể vẫn trong trạng thái mỏng manh, gầy gò.

Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của vấn đề rất có thể bắt nguồn từ những hoạt động thể chất được thực hiện hàng ngày.

Tại sao ăn nhiều mà vẫn gầy?

Yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn gầy ở cơ thể người.

Khẳng định ý kiến trên, Chaitanya K.Gavini, nhà nghiên cứu đến từ Đại học Kent State cũng đưa ý kiến bổ sung: “Vấn đề thể trạng một người béo hay gầy có liên quan đến các hoạt động hàng ngày cùng những yếu tố được thừa hưởng do di truyền”.

Để có được nhận định này, giới khoa học đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa khả năng hiếu khí của tế bào trong cơ bắp và ảnh hưởng của nó đến các hoạt động hàng ngày ở chuột.

Tại đây, họ chia những con chuột có khối lượng tương đương nhau ra thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm những con chuột cái có hiệu suất hiếu khí cao (yếu tố di truyền cho phép phát triển tính nạc) và những con có hiệu suất hiếu khí thấp (yếu tố di truyền dễ gây béo phì) rồi cho chúng thực hiện những hoạt động như nhau.

Kết quả cho thấy nhóm chuột có hiệu suất hiếu khí cao tỏ ra tiêu tốn nhiều calo hơn so với nhóm còn lại, làm giảm khả năng tích trữ năng lượng giúp cơ thể trở nên mập mạp.

Chia sẻ trên tạp chí American Journal of Physiology – Endocrinology and Metabolism, Gavin cho rằng kết quả nghiên cứu trên cũng cho phép tìm ra các phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa, điều trị béo phì.

Theo Kienthuc.net.vn