Logo Bài Thuốc Quý

Bệnh viêm túi mật cấp

25/01/2016 11:05 PM
Viêm túi mật cấp là biến chứng thường gặp nhất của sỏi và giun đũa chui vào đường mật - túi mật, nhất là khi có tắc nghẽn ống mật. Trong nhóm bệnh lý này, viêm túi mật cấp là một cấp cứu về tiêu hóa, thường do sỏi mật gây nên. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm túi mật, triệu chứng viêm túi mật, cách điều trị viêm túi mật.

Viêm túi mật cấp là gì?

Viêm túi mật cấp là biến chứng thường gặp nhất của sỏi và giun đũa chui vào đường mật - túi mật, nhất là khi có tắc nghẽn ống mật. Trong nhóm bệnh lý này, viêm túi mật cấp là một cấp cứu về tiêu hóa, thường do sỏi mật gây nên. Bệnh hay gặp ở nữ, tuổi thường gặp từ 40 - 60 tuổi. Bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để phòng những biến chứng có thể dẫn tới tử vong.

Viêm túi mật cấp

I. Nguyên nhân gây viêm túi mật cấp

- Do sỏi: 90 - 95% (N.H.Lộc 1992)

- Do nhiễm trùng: Eschérichia coli, cầu khuẩn ruột sau đó là liên cầu tụ cầu phế cầu, hiếm hõn là Eberth Pfeiffer và vi khuẩn yếm khí. Thương hàn cũng có biến chứng gây viêm túi mật cấp.

Giải phẫu bệnh lý:

Những hình ảnh bệnh lý của viêm túi mật cấp có nhiều mức độ khác nhau:

Trong những giờ đầu hoặc trong những thể nhẹ: Thành túi mật bị xưng huyết, phù nề và chỉ có thâm nhiễm đơn thuần của tế bào viêm.

Trong những thể nặng hơn, thể mưng mủ: Có những ổ loét ở lớp niêm mạc và ổ áp xe vi thể ở thành túi mật, dịch mật trong túi mật trở nên đục ít hoặc nhiều, có thể thành mủ thực sự.

Trong thể hoại tử: Thành túi mật bị mỏng đi, có nhiều đám hoại tử màu xám đen và dễ bị thủng.

Các cơ quan quanh túi mật (dạ dày, tá tràng, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng...) cũng bị viêm teo nên những đám dính nhiều hoặc ít bao quanh túi mật, thành một đám quánh.

Cơ chế sinh bệnh

- Với sỏi mật: Sỏi gây ứ mật, tác dụng kích thích của muối mật làm tổn thương thành túi mật, sau đó nhiễm khuẩn mật và thành túi mật dẫn tới viêm túi mật cấp do vi trùng: vi trùng đến túi mật bằng nhiều đường khác nhau (đường mật từ tá tràng lên ống mật chủ hoặc từ gan xuống, đường máu, bạch mạch).

- Cơ chế khác: Viêm túi mật cấp sau mổ, sau chấn thương, bỏng nặng hồi lýu dịch tụy vào đường mật, túi mật.

II. Triệu chứng của bệnh viêm túi mật cấp

A. Lâm sàng

1. Cơ năng

a. Đau vùng hạ sườn phải:

- Cơn đau quặn gan tăng dần

- Chỉ đau âm ỉ (Gặp ở bệnh nhân cao tuổi)

b. Buồn nôn hoặc nôn rất hay gặp

c. Nước tiểu vàng khi có tổn thương ống mật chủ phối hợp.

2. Thực thể

a. Sốt: Bao giờ cũng có sốt (khoảng 39 - 40C)

b. Vàng da niêm mạc nhẹ (l0%) khi có tổn thýõng ống mật kèm theo.

c. Ấn hạ sườn phải có phản ứng co cứng và đau.

d. Sờ thấy túi mật to và đau.

e. Có khi đau cứng khắp bụng (phải nghĩ tới thủng túi mật gây viêm phúc mạc).

B. Xét nghiệm

1. Xét nghiệm máu

- Bạch cầu tăng cao: 10.000 - 20.000, BC đa nhân trung tính cao.

- Amylaza bình thường (nếu cao phải nghĩ đến viêm tụy cấp kết hợp)

2. Siêu âm

Cho biết có hình sỏi túi mật, ống mật, tình trạng thành đường mật, túi mật. Hình ảnh siêu âm túi mật viêm như sau:

Có điểm đau rõ rệt khi ấn dầu dò siêu âm vào, túi mật (dấu hiệu Murphy siêu âm hoặc điểm Murphy siêu âm)

Thành túi mật dầy trên 0,3cm (bình thường dýới 0,3cm)

Nhiều khi túi mật có hình hai bờ (hai lớp đậm âm cách nhau bởi lớp giảm âm)

Nếu có sỏi và viêm túi mật sẽ thấy trên hình nốt đậm âm kèm bóng cản âm trong túi mật.

3. X - quang

- Chụp bụng không chuẩn bị (1 phim thẳng, 1 phim nghiêng phải) nếu có sỏi mật sẽ thấy hình cản quang bên phái, phía trước cột sống.

- Chụp đường mật bằng tiêm thuốc cản quang:

+ Túi mật bị viêm: Ống mật chủ ngấm thuốc, còn túi mật không thấy.

+ Không nghĩ tới viêm túi mật cấp nếu hình ảnh túi mật rõ.

4. Soi ổ bụng cấp cứu

Là phương pháp chẩn đoán có ích: nhìn thấy túi mật to và căng xung huyết mạnh, phù nề, túi mật có thể dính với gan, mạc nối. Vùng gan gần túi mật cũng có phản ứng viêm màu đỏ tươi.

III. Chuẩn đoán bệnh viêm túi mật cấp

1. Chẩn đoán xác định

a. Dựa vào lâm sàng: Đau HSP, sốt, sờ thấy túi mật to.

b. Dựa vào các xét nghiệm: X quang, siêu âm, soi ổ bụng.

2. Chẩn đoán phân biệt

a. áp xe gan: Đau, sốt, gan to và đau, rung gan (+) Ludlow (+)

b. Viêm gan siêu vi trùng: Sốt, đau, vàng da, khi vàng da hết sốt. Xét nghiệm ezym gan tăng (SGPT và SCOT tăng gấp 5 đến 10 lần).

c. Viêm đường dẫn mật: Đau, sốt, vàng da, khi vàng da vẫn sốt.

IV. Tiến triển và biến chứng của bệnh viêm túi mật cấp

A. Tiến triển

Thể nhẹ chứa có biến chứng, phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng nội khoa, có thể khỏi sau 7 ngày, nhưng bệnh dễ tái phát.

B. Biến chứng

1. Viêm ống mật: (đau, sốt, vàng da)

Gan to mềm và đau, có thể tạo nên các ổ áp xe nhỏ trong gan, khó điều trị, có thể đýa tới nhiễm khuẩn máu nguy hiểm.

2. Viêm màng bụng toàn thể

Cần mổ cấp cứu, khi mổ thấy:

- Túi mật bị thủng.

- Hoặc túi mật không bị thủng nhưng căng to, thành mỏng có nhiều đốm mật thấm mật gây nên viêm màng bụng mật. Tiên lượng nặng mặc dù dùng kháng sinh liệu pháp và mổ sớm.

3. Viêm màng bụng khu trú

- Sờ thấy một đám quánh vùng túi mật, sốt cao. mủ sâu và phản ứng của màng phổi phải.

4. Rò mật với ống tiêu hoá

Có thể rò vào hành tá tràng, đại tràng dạ dày (nhưng hiếm gặp).

- Lỗ rò có thể tiềm tàng, không biểu hiện rõ rệt.

- Có thể phát hiện do chụp dạ dày tá tràng thấy chảy cả vào đường mật.

- Lỗ rò túi mật tá tràng có thể gây nên tắc ruột do hòn sỏi mật to ở túi mật di chuyển xuống tá tràng.

- Lỗ rò túi mật - đại tràng có nguy cơ gây nhiễm khuẩn nặng (Viêm ống mật áp xe gan), có thể gây suy dinh dưỡng.

V. Cách điều trị viêm túi mật cấp

1. Nội khoa

a. Nghỉ ngơi hoàn toàn, chườm nước đá vùng túi mật.

b. Chế độ ăn uống: Những ngày đầu uống nước cháo, chè đường, sữa về sau chế độ ăn lỏng, súp, cháo, nước quả.

c. Thuốc:

- Chống co thắt giảm đau:

+ Atropin l/2mg x 1 ống tiêm dưới da/24 giờ.

+ Papaverin 0,l x 1 ống tiêm bắp/24 giờ.

+ Tránh dùng thuốc phiện.

- Thuốc kháng sinh: Nên dùng loại kháng sinh phổ rộng:

+ Teramyxin (lọ 0,25) tiêm tĩnh mạch chậm 2 - 4 lọ/24 giờ

+ Ampixilin (lọ 500mg) tiêm tĩnh mạch chậm 2 - 4 lọ/24 giờ

+ Cephaloridin (lọ 500mg) tiêm bắp 2 - 4 lọ/24 giờ

Phối hợp một trong những kháng sinh sau:

+ Chloramphenicol (lọ lg) tiêm bắp, nhỏ giọt tĩnh mạch 1 - 41ọ/24h

+ Colimtixin (lọ 1 triệu Đv) tiêm bắp 2 - 4 lọ/24 giờ.

+ Gentamyxin (ống 40mg) tiêm bắp 2 - 4 ống/24 giờ

Nếu có suy thận phải giảm liều 1/2 colimixin, gentamixin.

-Điều chỉnh nước, điện giải bằng truyền dịch: Mặn, ngọt đẳng trương.

2. Điều trị ngoại khoa

a. Mổ cấp cứu- Viêm phúc mạc

- Dọa vỡ, thủng túi mật

- Túi mật hoại tử, mýng mủ.

b. Các trường hợp khác có nhiều trường phái khác nhau

- Có quan điểm mổ sớm tất cả các trường hợp viêm túi mật cấp. (nguy cõ có khi viêm túi mật không sỏi cũng bị cắt túi mật)

- Có quan điểm mổ vào ngày thứ 3 - 7 vì để theo dõi. (Nguy cõ viêm túi mật hoại tử âm ỉ do kháng sinh gây dính), sau khi xác định rõ hết triệu chứng cấp mới tiến hành mổ.