Logo Bài Thuốc Quý

Chóng mặt

15/12/2014 06:10 AM
Chóng mặt là cảm giác thân mình xoay vòng vòng hoặc cảm thấy cảnh vật chung quanh mình xoay vòng. Cùng tìm hiểu về chóng mặt, các bệnh gây chóng mặt và các bài thuốc điều trị chóng mặt

Chóng mặt là cảm giác thân mình xoay vòng vòng hoặc cảm thấy cảnh vật chung quanh mình xoay vòng, và có thể kèm theo cảm giác:

  • đi đứng không vững,
  • mất thăng bằng,
  • buồn nôn, ói mửa,
  • mệt lả.

Chóng mặt là một trong những triệu chứng của bệnh ở Tai. Tai có 3 phần: Tai Ngoài, Tai Giữa và Tai Trong. Tai có 2 nhiệm vụ chính: Thính giác và Điều chỉnh thăng bằng. Phần điều chỉnh thăng bằng do Tai Trong đảm trách. Phần hốc xương của Tai trong được gọi là Mê Cung; phần giữa của Mê Cung là Tiền Đình. Những bệnh ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh ở trong Mê Cung và Tiền Đình gây nên chứng chóng mặt.

Chóng mặt, váng đầu

Chóng mặt váng đầu (Ảnh minh họa)

Chóng mặt cần phân biệt với một số triệu chứng tương tợ do những nguyên nhân khác, như:

  • Choáng váng
  • Cảm giác Lâng lâng
  • Cảm giác Lắc lư
  • Cảm giác như sắp ngất xỉu

Những bệnh sau đây thường gây chứng chóng mặt:

  1. Cơn Chóng Mặt Đột ngột do Đầu Thay đổi Vị trí
  2. Viêm Mê Cung
  3. Nhiễm trùng ở Tai Trong
  4. Cơn Thiếu Máu Não Thoáng qua
  5. Buớu Dây Thần kinh Thính giác
  6. Giảm số Hồng Huyết cầu (“Thiếu Máu”)
  7. Rối loạn Nhịp Tim
  8. Yếu Cơ Tim
  9. Chấn động Sọ Não
  10. Cao Huyết áp
  11. Xơ cứng Tai
  12. Rối loạn Hoảng sợ
  13. Căng thẳng Tinh Thần sau khi bị Chấn Thương
  14. Chứng “Nhức Nữa Đầu”
  15. Bệnh Mê-nhe (Ménière)

Cơn Chóng Mặt Đột ngột do Đầu Thay đổi Vị trí:

Nguyên nhân:

Ở người lớn tuổi, những cấu trúc bên trong Tai Trong bị thoái hoá, khiến cho bộ phận giữ thăng bằng nhận những tín hiệu lệch lạc. Những người bị chứng chóng mặt này thường có tiền sử chấn thương sọ và nhiễm siêu vi trùng.

Triệu chứng:

Chứng chóng mặt xảy ra đột ngột khi đầu thay đổi vị trí, như khi ngước mặt lên, hay khi ngồi dậy, hoặc lúc trở mình khi nằm trên giường. Những cơn chóng mặt này thường không kéo dài hơn 1 phút, nhưng có thể khiến người bệnh mất thăng bằng và buồn nôn, ói mửa, và có thể xảy ra nhiều lần trong một ngày.

Chẩn đoán:

  • Dựa vào triệu chứng
  • Khám lâm sàng và chụp hình sọ não để loại những nguyên nhân khác

Điều trị:

  • Khi bị chóng mặt, nên nằm xuống cho tới khi hết chóng mặt.
  • Những thuốc như diphenhydramine hay scopolamine có thể giảm những cơn chóng mặt.
  • Người bị bệnh này có thể được chỉ dẫn để áp dụng một trong 2 phương pháp sau:
  1. Bác sĩ sẽ xoay đầu bệnh nhân sang một bên (làm như thế này sẽ gây chóng mặt), và giữ vị trí đó trong vài phút, rồi xoay đầu sang phía bên kia. Xong, người bệnh cần ngổi ngay thẳng trong 48 tiếng đồng hồ (kể cả khi ngủ). Người bệnh có thể mang một cái vòng cổ để giữ cho đầu và cổ được thẳng.
  2. Bệnh nhân tự xoay đầu để gây cơn chóng mặt. Làm như thế nhiều lần mỗi ngày trong vài tuần lể.

Hai phương pháp này thường có hiệu quả tốt trong đa số các trường hợp.

Phòng ngừa:

Tránh những cử động gây chóng mặt cho đến khi được điều trị dứt.

Viêm Mê cung:

Mê cung là một phần của Tai Trong. Các cấu trúc thần kinh trong Mê cung có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thế. Khi Tai Giữa bị viêm, người bệnh có những triệu chứng và biểu hiệu xáo trộn chức năng của Tai Trong, đặc biệt là chứng chóng mặt.

Triệu chứng:

  • Chứng chóng mặt, thường xuất hiện thình lình.
  • Mất thăng bằng.
  • Buổn nôn, ói mửa.
  • Ù tài.
  • Giảm hay mất thính giác.

Nguyên nhân:

  • Nhiễm siêu vi trùng hay nhiễm vi trùng.
  • Di ứng.
  • Một số thuốc, như thuốc loại aminoglycoside.
  • Chấn thương sọ não.
  • U bã mật.

Chẩn đoán:

  • Dựa vào triệu chứng và khám lâm sàng.
  • Cấy dịch ra từ lỗ tai.
  • Chụp hình CT hay MR vùng tai.

Điều trị:

  • Bệnh thường tự nhiên thuyên giàm sau vài tuần.
  • Nếu bệnh do nhiễm trùng thì cần dùng đến thuốc kháng sinh.
  • Những thuốc giảm buồn nôn, chóng mặt, như meclizine, procloperazine, scopolamine, và thuốc an thần như diazepam có thể làm giảm các triệu chứng gây khó chịu.
  • Nếu nhiễm trùng mưng mủ thì cần đến giải phẫu để mủ thoát ra ngoài. Nếu bệnh do bướu bã mật thì cần đến giải phẫu để cắt bỏ bướu.
  • Qua thời kì cấp tính, nếu chứng chóng mặt còn tiếp diễn thì cần đến Vật lý trị liệu để phục hồi thăng bằng.
  • Người bệnh không nên lái xe khi còn chóng mặt hay mất thăng bằng

Phòng ngừa: Điều trị sớm những bệnh nhiễm trùng và dị ứng

Nhiễm trùng ở Tai Trong:

Nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng xuất phát từ mũi, họng.
  • Nhiễm siêu vi trùng hay nhiễm vi trùng ở phần trên của bộ phận hô hấp.
  • Viêm mũi do di ứng ở trẻ con có thể làm tắt nghẽn Ống thông giữa Tai và Mũi Họng, khiến cho Tai bị nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng do Viêm họng hạch ở trẻ con.
  • Nhiễm trùng do Màn nhĩ bị rách.
  • Hít khói thuốc lá có thể khiến cho trẻ con dễ bị nhiễm trùng ở Tai Trong.

Triệu chứng:

  • Cảm giác lùng bùng trong lỗ tai.
  • Đau nhức Tai.
  • Nóng sốt.
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Chóng mặt.
  • Chảy mủ ra ngoài lỗ tai.
  • Giảm thính giác.

Chẩn đoán:

  • Khám lỗ tai.
  • Cấy mủ hay dịch chảy từ lỗ tai.

Điều trị:

  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm không có steroid.
  • Thuốc trị sổ mũi, trị nghẹt mũi.
  • Chọc thông màng nhĩ để mủ thoái ra ngoài lỗ tai.
  • Cắt bỏ adenoid.
  • Nạo xương chũm.

Phòng ngừa:

  • Giữ kỉ vệ sinh cho trẻ con bằng cách bắt chúng rửa tay thường xuyên với xà-bông.
  • Giặt giũ mùng, mền, chiếu, gối thường xuyên

Cơn Thiếu Máu Não Thoáng qua:

Khi não không nhận đủ lượng máu nuôi dưỡng thì chức năng bị xáo trộn, gây những triệu chứng hay biểu hiệu đặc biệt của vùng não bị thiếu máu. Khi lượng máu được tái lập thì các triệu chứng và biểu hiệu sẽ biến mất, và não không bị tổn thương vĩnh viễn. Đa số các triệu chứng và biểu hiệu bất thường thuyên giảm trong vòng vài phút đến 1 tiếng đồng hồ, và các chức năng thần kinh trở lại bình thường trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Nguyên nhân:

  • Trong đa số các trường hợp, cơn thiếu máu đến não là do thành động mạch bị Vữa Sơ, khiến cho động mạch bị tắc nghẽn và máu không lưu thông đến não được.
  • Động mạch não cũng có thể bị tắc nghẽn bời một cục máu xuất phát từ tim hay một mảnh sơ cứng từ thành một động mạch.
  • Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ Thiếu máu não: Huyết áp cao, bệnh tim, bệnh Tiểu đường, hút thuốc, tuổi già.

Triệu chứng:

  • Yếu và tê rần chân tay một cách đột ngột, thường chỉ ở một bên thân mình.
  • Trông một thành hai, hay mất hoàn toàn thị giác ở một mắt (một mắt không thấy đường).
  • Nói ngọng nghịu, hay không nói được
  • Chóng mặt.
  • Mất thăng bằng.
  • Choáng váng.
  • Trí óc lờ mờ.
  • Nhức đầu.
  • Đau nhức mắt.

Chẩn đoán: dựa vào

  • Triệu chứng và biểu hiệu như kể trên.
  • Chụp hình não bộ
  • Chụp hình mạch máu não sau khi tiêm chất cản quang.

Điều trị:

Để tránh những cơn thiếu máu não, bác sĩ có thể cho dùng:

  • Thuốc giảm đông máu: như aspirin, hoặc trong những trường hợp có bệnh khiến máu đóng cục lại ở tim thì có thể cần đến thuốc warfarin và heparin để làm loãng máu.
  • Kiểm soát huyết áp.
  • Kiểm soát lượng mở trong máu.
  • Trong trường hợp động mạch cổ bị vữa sơ nặng khiến cho lòng động mạch bị hẹp trên 70%, bác sĩ có thể đề nghị Giải phẫu động mạch cổ hoặc đặt ống nong động mạch, để làm tăng lượng máu đến não.

Phòng ngừa:

  • Giữ Huyế áp ở mức bình thường
  • Giữ Lượng Mõ và Lượng Đường trong máu ở mức bình thường

Bướu Dây Thần kinh Thính giác:

Triệu chứng:

Bướu này thường là bướu lành, xuất phát từ bao của dây thần kinh thính giác, tăng trưởng chậm, và khi ảnh hưởng đến những dây thần kinh hay trục não ở gần bên thì có thể gây

  • giảm và mất thính giác (điếc),
  • chứng chóng mặt,
  • mất thăng bằng,
  • đau nhức hay mất cảm giác ở một bên mặt.

Bướu này khá hiếm và trong đa số các trường hợp, xảy đến ở người khoảng 30-50 tuổi.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây bướu thường không được biết rõ.

Chẩn đoán:

Chụp hình CT hoặc MR cho thấy bướu ở vị trị của dây thần kinh thính giác ở vùng gần tai trong.

Điều trị:

Cắt bỏ bướu bằng phương pháp giải phẫu hay xạ trị.

Phòng ngừa:

Không có cách ngừa Bướu Dây Thần kinh Thính giác.

Giảm số Hồng Huyết cầu (“Thiếu Máu”):

Nguyên nhân:

Tình trạng Giảm số hồng huyết cầu (thường được gọi là “thiếu máu) có thể do một trong nhiều nguyên nhân khác nhau, như:

  • độc tố (như một số hoá chất dung trong kỷ nghệ).
  • dược liệu (như một số thuốc kháng sinh, thuốc chồng viêm).
  • xạ trị.
  • nhiễm trùng, như bệnh Viêm Gan.
  • bướu Tuyến ức.
  • thiếu Folic acid.
  • thiếu Vitamin B12.
  • thiếu chât Sắt.
  • chảy máu nhiều, đột xuất hay dai dẳng, trong đường tiêu hoá hay tiết niệu.
  • bệnh Sốt Rét.
  • một số bệnh di truyền.

Triệu chứng:

  • Mệt mỏi, bải hoải.
  • Da xanh mét.
  • Mau mệt mỗi khi vận động.
  • Tim đập nhanh.
  • Choáng váng.
  • Cảm giác như sắp ngất xỉu .

Chẩn đoán:

  • Bệnh sử có thể cung cấp những dữ kiện cần thiết để định bệnh.
  • Xét nghiệm máu để đếm số hồng huyết cầu, đo lượng huyết sắc tố hemoglobin, đo lượng sắt, folic acid, vitamin B12, v.v.
  • Sinh thiết tủy xương.

Điều trị:

Điều trị chứng thiếu máu bằng cách điệu trị nguyên nhân.

Phòng ngừa:

  • Tránh những độc tố làm Giảm số Hồng Huyết cầu.
  • Dinh dưỡng có đầy đủ các loại vitamin cần thiết.
  • Điều trị sớm những bệnh gây Giảm số Hồng Huyết cầu.

Rối loạn Nhịp Tim:

Chứng rối loạn nhịp tim có 3 loại, loại đập quá nhanh, loại đập quá chậm, loại nhịp không đều. Những cơn rối loạn nhịp tim nhẹ có thể gây cảm giác phập phòng, hồi hộp thoáng qua; những cơn nặng có thể nguy hiểm đến tánh mạng.

Nguyên nhân:

  • Những bệnh gây tổn thương ở tim, như viêm màng trong tim, viêm cơ tim, sốt thấp khớp.
  • Bệnh Tuyến Giáp trạng.
  • Thiếu chất Potassium.
  • Cơ thể thiếu nước trầm trọng.

Triệu chứng:

  • Đánh trống ngực.
  • Thở nhanh.
  • Đau, tức ngực.
  • Choáng váng.
  • Trí óc lờ mờ.
  • Ngất xỉu.

Chẩn đoán:

  • Đo Điện tim (EKG).
  • Siêu âm tim.
  • Xét nghiệm máu.

Điều trị:

  • Thuốc trị rối loạn nhịp tim.
  • Dùng máy khử rung tim.
  • Thuốc giảm đong máu.
  • Thuốc giảm nhịp tim.
  • Máy điều nhịp tim.
  • Phẫu thuật.

Điều cần làm ngay:

Gọi xe cấp cứu nếu bị đau tức ngực dữ dội, khó thở, nếu cơn hồi hộp, đánh trống ngực ké dai dẵng.

Phòng ngừa:

  • Tập thể dục hằng ngày
  • Kiêng cữ thuốc lá
  • Giảm bớt rượu và cà phê
  • Thư giãn để giảm bớt căng thẳng thần kinh.
  • Cẩn thận khi dùng các loại dược phẩm.

Yếu Cơ Tim:

Yếu Cơ Tim là tình trạng tim không còn khả năng bôm máu đầy đủ.

Nguyên nhân:

  • Nhiễm siêu vi trùng (viêm cơ tim).
  • Bệnh nghẽn mạch máu nuôi tim.
  • Một số tình trạng có thể làm gia tăng nguy cơ bị Yếu Cơ Tim:
    • Uống nhiều rượu,
    • Dinh dưỡng thiếu chất thiamine,
    • Xáo trộn nội tiết tố,
    • Hút thuốc,
    • Mập phì,
    • Huyết áp cao.

Triệu chứng:

  • Bệnh nhẹ có thể không gây triệu chứng gì, nhưng trong những trường hợp nặng, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, biểu hiệu suy tim, và tim ngưng đập thình lình.
  • Mệt mỏi.
  • Khó thở.
  • Hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu.
  • Đau ngực.
  • Thở khò khè.
  • Ho ra đờm có máu.

Chẩn đoán:

  • Xét nghiệm máu.
  • Đo Điện tim.
  • Siêu âm tim.

Điều trị:

  • Đa số các trường hợp nhẹ thuyên giảm sau vài tuần mà không cần điều trị.
  • Người bệnh cần ghỉ ngơi, tránh vận động nặng.
  • Ăn ít muối.
  • Cữ rượu; cữ hút thuốc.
  • Dùng Thuốc trợ tim và thuốc điều hoà nhịp tim.

Phòng ngừa:

  • Chế độ dinh dưỡng có đủ các loại chất bổ, ít mỡ.
  • Vận động thường xuyên.
  • Tránh mập phì.
  • Giảm thiểu lượng rượu.
  • Cữ hút thuốc.

Chấn động Sọ Não:

Chấn động não nhẹ do tai nạn xe cộ hay té thường không để lại dư chứng gì sau 24-48 tiếng đồng hồ.

Triệu chứng:

  • Bất tỉnh trong một thời gian ngắn.
  • Nhức đầu.
  • Chóng mặt.
  • Mất thăng bằng.
  • Mờ mắt.
  • Buồn nôn, ói mữa.
  • Quên những gì xảy ra ngay trước khi và ngay sau khi bị chấn thương.
  • Đầu óc lờ mờ.

Nguyên nhân:

  • tai nạn lưu thông.
  • té ngã.
  • bị đánh, đập vào đầu.

Chẩn đoán:

  • Tìm biết rõ nguyên nhân gây chấn động sọ não để ước lượng mức độ nặng nhẹ.
  • Khám hệ thần kinh.
  • Chụp hình X-quang sọ, hình CT sọ não.

Điều trị:

  • Người bị chấn động sọ não cần được theo dõi kĩ trong 24-48 tiếng đồng hồ.
  • Nghỉ ngơi
  • Không lái xe cho tới khi không còn bị mất thăng bằng, chóng mặt.

Phòng ngừa:

  • Gắn dây nịt an toàn khi lái xe.
  • Đội mũ bảo vệ đầu khi ngồi xe đạp hay xe gắn máy.
  • Đội mũ bảo vệ đầu khi chơi thể thao.

Cao Huyết áp:

Huyết áp (HA) là áp lực của máu trên thành các động mạch. HA được ghi bằng 2 con số: con số đầu gọi là HA thu tâm, tức HA khi tim bóp vào để đẩy máu ra khỏi tim đến các bộ phận trong cơ thể. Con số thứ hai gọi là HA tâm trương, tức lúc tim không bóp nữa (vì vậy, HA tâm trương lúc nào cũng thấp hơn HA tâm thu). HA bình thường là dưới 120/80. HA cao là khi HA tâm thu trên 140 và HA tâm trương trên 90.

Triệu chứng:

HA cao thường không gây triệu chứng gì. Khi HA lên cao đến mức nguy hiểm, người bệnh có thể bị những triệu chứng sau:

  • Nhức đầu.
  • Chóng mặt.
  • Ù tai.
  • Đánh trống ngực.
  • Chảy máu cam.
  • Cảm giác tê rần ở bàn tay, bàn chân.
  • Trí óc lờ mờ.

Trong đa số các trường hợp, HA cao không có nguyên nhân rõ rệt, những vấn đề sau đây có thể đưa đến bệnh HA cao:

  • Căng thẳng tinh thần
  • Ít vận động cơ thể
  • Tuổi già
  • Mập phì
  • Uống nhiều rượu
  • Hút thuốc
  • Ăn đồ có nhiều muối

Ngoài ra những bệnh sau đây cũng có thể gây HA cao:

  • Bệnh gây suy thận
  • Bướu tuyến thượng thận
  • Mang thai

Chẩn đoán:

  • Có người chỉ bị HA cao mỗi khi đi đến bác sĩ. Có người lúc bị HA cao, lúc không. Đo HA cho thấy HA cao trong ít nhất 3 lần trong thời gian ít nhất 1 tuần.
  • Xét nghiệm máu và đo Điện Tim để suy tìm biến chứng HA cao.

Điều trị:

  • Thay đổi lối sống:
    • vận động cơ thể hằng ngày,
    • giảm trọng lượng cơ thể,
    • giảm bớt muối trong thức ăn uống.
  • Dùng thuốc hạ HA
  • Trị bệnh gây HA cao

Phòng ngừa:

  • Giữ trong lược cơ thể ở mức bình thường.
  • Cữ hút thuốc.
  • Dùng tối đa 2 ly rượu mỗi ngày.
  • Vận động và tập thể dục, ít nhất trong 30 phút, 3-4 ngày một tuần.
  • Giảm bớt lượng muối trong thức ăn uống.

Xơ cứng Tai

Triệu chứng:

  • Thính giác suy giảm từ từ và mất hẳn trong khoảng 10-15 năm.
  • Ù tai.
  • Chóng mặt.

Nguyên nhân:

Xương mọc bất thường ở trong tai, làm bất động xương bào đạp (một trong 3 cái xương ở trong tai giữa), khiến cho việc vận chuyển âm thanh bị cẳn trở và làm cho người bệnh bị lảng tai. Bệnh này xảy ra lứa tuổi từ 15 đến 30, đa số ở phái nữ, và có tánh cách di truyền.

Định bệnh:

  • Khảo sát thính giác.

Điều trị:

  • Phẫu thuật mổ xương bàn đạp.
  • Mang máy trợ thính.

Phòng ngừa:

Không có cách phòng ngừa bệnh Xơ cứng Tai.

Rối loạn hoảng sợ:

Tình trạng lo lắng, bồn chồn đưa đến những cơn sợ hải dữ dội khi không bị vấn đề gì thật sự đe doạ. Những cơn hoảng sợ gia tăng trong khoảng 10 phút và thường chấm dứt trong khoảng 30 phút. Người bệnh luôn luôn lo ngại bị những cơ sợ hải tái phát.

Triệu chứng:

  • Cơn hoảng sợ thình lình xảy đến
  • Thở nhanh, cảm giác khó thở, hơi thở ngắn
  • Đánh trống ngực
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt
  • Cảm giác như sắp ngất xỉu
  • Cảm giác nghẹt thở
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Đồ mồ hôi hột
  • Cảm giác nóng bừng trong cơ thể, hay cảm giác lạnh buốt
  • Run lập cập
  • Cảm giác tê rần ở chân tay
  • Sợ sắp phải chết hay sợ bị mất trí

Ngoài những cơn sợ hải, người bệnh luôn luôn lo sợ không thể ngăn chận những cơn hoảng sơ hải xảy đến, đưa đến chứng sợ phải ra đường trước đám đông, và khiến cho người bệnh bị chứng trầm cảm nặng, bị nghiện rượu, nghiện ma túy và có ý nghĩ tự tử.

Nguyên nhân:

  • Di truyền.
  • Cà-phê, cocaine hay rượu có thể khiến cho những cơn hoảng sợ xảy ra.

Điều trị:

  • Một số thuốc có thể ngăn chận hoặc giảm thiểu những cơn hoảng sợ.
  • Tâm lý trị liệu
  • Tập thư giãn
  • Cữ những chất như cà-phê, rượu

Phòng ngừa:

  • Trị liệu sớm có thể giảm bớt những cơn hoảng sợ.
  • Kiêng cử rượu, cà phê, cocaine.

Những Xoá trộn do Căng thẳng Tinh Thần sau khi bị Chấn Thương:

Nguyên nhân:

Một số người sau khi trải qua hay chứng kiến một tai biến hiểm nghèo đe dọa đến tánh mạng hay có nguy cơ bị thương tích trầm trọng có thể bị chứng lo âu, sợ hải kéo dài dai dẳng. Họ sống lại những cảnh hải hùng trong những cơn ác mộng hay những lúc hồi tưởng, và cố tránh những cảnh huống gợi lại biến cố đã gây chấn động. Những người đã có sẵn một vấn đề tâm lý, như bệnh trầm cảm, lo âu, hay không được thân hữu nâng đở, dể lâm vào tình trạng này.

Triệu chứng:

  • Cảm giác sợ hải, kinh hoàng, bất lực
  • Hồi tưởng hay ác mộng gợi lại cảnh đã gây chấn động
  • Tránh những cảnh huống gợi lại biến cố gây chấn động, và tránh nhắc lại chuyện cũ
  • Trầm cảm
  • Lo âu
  • Hay cau có
  • Giấc ngủ bị xáo trộn
  • Hay giật mình
  • Đánh trống ngực
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi

Chẩn đoán:

Triệu chứng kể trên kép dài trên 1 tháng và gây xáo trộn cho cuộc sống

Điều trị:

  • Tâm lý trị liệu
  • Tập thư giãn
  • Thuốc chống Trầm Cảm
  • Nâng đở tinh thần
  • Trị bệnh ghiền ma-túy

Phòng ngừa:

  • Gìn giữ sức khoẻ tốt,
  • Yên bề gia thất,
  • Không thiếu hụt tài chánh,

là những yếu tố giúp tránh Chứng Căng thẳng Tinh thần sau khi bị Chấn thương nặng.

  • Trị liệu sớm giảm thiểu nguy cơ Chứng xáo trộn tinh thần kéo dài dai dẳng.

Chứng “Nhức Nữa Đầu”

Chứng “Nhức Nữa Đầu” thường bắt đầu ở lứa tuổi thanh thiếu niên, và ở người đàn bá hay xảy ra vừa trước hay trong lúc hành kinh. Cơ chế gây chứng nhức đầu này là sự co thắt rồi giãn nở ở các mạch máu não và da đầu.

Triệu chứng:

  • Cơn nhức đầu dữ dội, bắt đầu ở một bên đầu, kéo dài đến 1-2 ngày
  • Buồn nôn, ói mữa
  • Không chịu được ánh sáng..
  • Chóng mặt.
  • Tê ở một bên mặt.
  • Xáo trộn thị giác, như trông thấy đốm đen, đốm sáng trước mắt.
  • Yếu tay chân ở một bên.
  • Mệt mỏi.
  • Đứng ngồi không yên.

Nguyên nhân:

  • Không rõ
  • Yế tố Di truyền
  • Một số Yếu tố khác:
    • căng thẳng tinh thần,
    • làm việc quá nhiều,
    • ngưng uống cà phê,
    • kinh nguyệt,
    • Dùng thuốc ngừa thai
    • Hoá chất trong thức ăn uống: nitrite, tyramine.

Chẩn đoán:

  • Dựa và các triệu chứng.
  • Khám lâm sàng và chụp hình não bộ

Điều trị:

  • Dùng thuốc Giảm đau như acetaminophen.
  • Nằm trong phòng tối
  • Dùng những thuốc như ergotamine, dihydroergotamine, sumatripan.
  • Những thuốc như verapamil, propanolol, amitriptyline, divalproex, v.v. cũng có thể làm các cơn nhức đầu ít tái phát hơn.
  • Tập thư giãn.

Phòng ngừa:

  • Thư giãn
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Ngủ đủ giấc nhưng tránh ngủ quá nhiều.

Bệnh Mê-nhe (Ménière):

Nguyên nhân:

Do Ứ dịch ở tai trong

Triệu chứng:

  • Cảm giác xoay vòng vòng xảy, thường xảy đến thình lình và gây buồn nôn, ói mửa.
  • Giảm hay mất thính giác (lãng tai)
  • Nghe tiếng ù tù trong tai
  • Cảm giác lỗ tai bị bít hay có ứ nước
  • Chảy mồ hôi

Những cơn xoay vòng có thể kéo dài trong vài phút đồng hồ, hoặc trong nhiều ngày, và có thể tái diễn, thường thì cứ vài tuần lại xảy ra, hiếm thì vài năm. Trong đa số các trường hợp, bệnh này không nặng lắm và tự nhiên khỏi. Tuy nhiên, một số ít xảy ra càng ngày càng nhiều, đưa đến chứng mất thính giác hoàn toàn ở cả hai tai. Bệnh này thường xảy ra ở trong lứa tuổi 30 đến 60.

Phòng ngừa:

Không có cách phòng ngừa bệnh này. Các triệu chứng có thể giảm thiểu khi người bệnh dùng ít muối, tránh mập phì, và vận động cơ thể đều đặn.

Định bệnh:

Các triệu chứng đặc thù kể trên giúp chẩn đoán bệnh này.

Điều trị:

  1. Nằm yên khi cơn xoay vòng xảy ra.
  2. Thuốc atropine có thể làm giảm buồn nôn, ói mửa và cảm giác xoay vòng.
  3. Thuốc như diphenhydramine có thể làm giảm thiểu các triệu chứng.
  4. Dùng Thuốc lợi tiểu
  5. Giảm lượng muối trong thức ăn.
  6. Trong những trường hợp nặng hoặc hay tái phát, giải phẫu để cắt bỏ dây thần kinh thínhgiác hoặc phần mê-cung bị bệnh. Những phương pháp giải phẫu có thể trị dứt chứng bệnh nhưng gây điếc vĩnh viễn.

Phòng ngừa:

Không có cách phòng ngừa bệnh Mê-nhe. Tuy nhiên, những triệu chứng có thể giảm bằng cách thay đổi lối sống, như

  • ít dùng muối và cà-phê.
  • giữ trọng lượng ở mức bình thường.
  • tập thể dục thường xuyên.