Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của quả Na, Mãng cầu

01/01/2020 · Sức khỏe
Na, hay còn gọi là mãng cầu ta, tên khoa học Annona squamosa L, quả tròn có nhiều mắt, thịt quả trắng. Hạt na màu đen, có vỏ cứng, chứa độc tố, có tính làm bỏng da và có thể trừ sâu bọ, chấy rận.

Quả na chín có mùi vị thơm ngon, thịt quả mềm khi chín, ngọt. Na giai chín được nhiều người ưa dùng với tác dụng bổ dưỡng (trong 100g na ăn được: Năng lượng: 64kcal; nước: 82,5g; protein 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg; photpho: 45mg; vitamin C: 36mg) ngoài ra trong na chứa rất nhiều vitamin nhóm B tốt cho sức khỏe người cao tuổi, người mới ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh.

Tác dụng chữa bệnh của quả NaMón sinh tố na thơm ngon. Mỗi năm na chỉ cho thu hoạch một lần vào dịp tháng 8. Na chín có mùa và có “giờ”, thời gian thu hoạch na chỉ kéo dài hơn 1 tháng nên mới thấy bán đã lại sắp hết mùa. Nhiều người do bận rộn chưa kịp tận hưởng vị ngon của quả na mùa này đành nuối tiếc chờ mùa na năm sau.

Công dụng của quả na

Tác dụng chữa bệnh của quả na


Na ương: 10 quả na ương (chín nửa chừng) lấy thịt ra, còn vỏ và hạt cho vào hai bát nước, sắc còn một bát, ăn thịt quả và uống nước sắc để chữa đi lỵ ra nước không dứt.

Quả na điếc mài với dấm: đắp lên chỗ sưng, bôi nhiều lần lên chỗ mụn nhọt.

Lá Na: Trị mụn nhọt sưng tấy, trị sốt rét cơn lâu ngày (Vò một nắm lá (20-30g) giã nhỏ, chế thêm nước sôi vào vắt lấy một bát nước cốt, lọc qua vải, phơi sương, sáng hôm sau thêm tí rượu quấy uống trước lúc lên cơn hai giờ. Mỗi ngày uống một lần, uống liền 5-7 ngày)

Hạt Na: Thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận

Rễ và vỏ cây: Trị ỉa chảy và trục giun (Dùng một nắm rễ na mọc về hướng Đông, rửa sạch, sao qua, sắc uống thì giun ra).

Theo HĐ