Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của rượu cá ngựa

01/01/2020 · SỨC KHỎE
​Cá ngựa có nhiều loài như cá ngựa gai, cá ngựa lớn, cá ngựa thân trắng, cá ngựa chấm... Tất cả các loài này đều được dùng làm thuốc, ngâm rượu; nhưng nhiều người cho rằng loại trắng và vàng là tốt hơn cả. Cá ngựa và rượu cá ngựa có nhiều tác dụng cho sức khỏe, nổi bật nhất là tác dụng rất tốt cho các quý ông.

1. Tìm hiểu về cá ngựa

Cá ngựa có nhiều loài như cá ngựa gai, cá ngựa lớn, cá ngựa thân trắng, cá ngựa chấm, cá ngựa Nhật... Tất cả các loài này đều được dùng làm thuốc; nhưng nhiều người cho rằng loại trắng và vàng là tốt hơn cả.

Cá ngựa là một vị thuốc trong Đông y, còn được gọi là hải mã, thủy mã, hải long. Gọi là hải mã vì loài động vật này có cái đầu giống đầu ngựa. Nó sống ở vùng nước gần bờ, nơi nước trong, có độ muối cao, ven biển Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Australia...

Cá ngựa, con cá ngựa
Cá ngựa tác dụng bổ thận tráng dương, rất tốt cho các quý ông.

Cá ngựa có thân dài 15-20 cm, có khi đến 30 cm, màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi xanh đen. Toàn thân được cấu tạo bởi những đốt xương vòng. Gọi là cá nhưng nó không có vây và đuôi như đuôi cá. Đuôi nó giống như cái móc hình xoắn ốc, gồm khoảng 40 đốt xương, dài bằng hoặc hơn phần thân để quấn vào các đám tảo hay các nhánh san hô dưới biển, giữ cho thân thẳng đứng. Cá ngựa đực có túi trước ngực (một nếp gấp dưới da) để hứng và ấp trứng do cá cái đẻ.

Cá ngựa đã được ghi trong bộ sách thuốc "Bản thảo cương mục thập di" của Triệu Học Mẫn (Trung Quốc, thế kỷ 18). Nhiều vùng ở Việt Nam cũng biết dùng loại cá này để làm thuốc. Các ngư dân khi bắt được cá ngựa thì mổ bỏ ruột, phơi khô hoặc sấy để làm thuốc (khi dùng thì tẩm rượu, sao qua, tán bột). Tuy nhiên, loại cá này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam vì số cá thể trong thiên nhiên ngày càng giảm sút sau những đợt săn bắt ráo riết của con người.

Cá ngựa có nhiều loài với kích thước và màu sắc khác nhau; nhưng chúng có một số đặc điểm chung sau: Thân dẹt bên, khá dày, cấu tạo bởi các đốt xương vòng. Đầu giống đầu ngựa, nằm ngang vuông góc với thân hoặc gập xuống, đỉnh có chùm gai. Mõm hình trụ dài, miệng nhỏ, mắt to, lưng hơi võng, có vây to; bụng phình không vây, vây ngực và vây hậu môn nhỏ.

Cá đực có túi ở bụng để hứng trứng của cá cái đẻ vào. Đuôi dài, xoắn tròn về phía trước, không vây. Màu sắc thường là vàng, trắng, vàng nâu có khi pha đỏ, xanh đen. Lúc cặp đôi trong mùa sinh đẻ, cá thường thay đổi màu sắc rất ngoạn mục.

Một số loài cá ngựa thường thấy: Cá ngựa vàng (đại hải mã)(Hippocampus kuda Bleeker.), cá ngựa trắng (bạch hải mã) (Hippocampus kelloggi Jordan. et Snyder.), cá ngựa chấm (tam ban hải mã)(Hippocampus trimaculatus Leach.), cá ngựa gai (thích hải mã)(Hippocampus histrix Kaup.), cá ngựa Nhật (Hippocampus japonicus Kaup.), cá ngựa Úc (Hippocampus hylloperexeques). Trong đó, cá ngựa vàng và cá ngựa trắng được ưa chuộng hơn cả.

2. Tác dụng chữa bệnh của cá ngựa

Cá ngựa vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, tiêu báng hòn, nhọt sưng, thúc đẻ, chữa liệt dương ở nam giới và hiếm muộn ở phụ nữ. Để chữa sản phụ đẻ khó, dân gian thường lấy cá ngựa đốt tồn tính, tán bột, uống 10 g, đồng thời tay cầm cá ngựa.

Cũng theo kinh nghiệm dân gian, việc dùng cá ngựa một đôi sấy khô vàng, tán bột, uống ngày 3 lần (mỗi lần 1 g, dùng nước chiêu thuốc) có thể chữa liệt dương ở nam giới và vô sinh ở nữ giới.

Cách sử dụng cá ngựa phổ biến nhất là ngâm một đôi trong rượu để uống. Người bán thường buộc từng cặp 2 con bằng nhau, coi như một đực một cái. Cũng có thể kết hợp cá ngựa với ba kích, hồ đào, phà cố chỉ, nhân sâm (lượng bằng nhau) làm viên uống với rượu, mỗi ngày 20-30 g.

Cá ngựa, cặp đôi cá ngựa

Tác dụng và công dụng chính của cá ngựa đối với trẻ em, phụ nữ và nam giới. Chất DHA trong cá ngựa không chỉ giúp sản sinh ra lượng tinh trùng có sức đề kháng cao mà còn hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe, cho cơ thể dẻo dai hơn, giúp phụ nữ tăng nhanh khả năng ham muốn, hỗ trợ cung cấp dưỡng chất cho người sinh con muộn.

Tại nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở cá nước có nền khoa học “kỳ cựu” như Hoa Kỳ, hay các nước phương Tây, rồi cả Trung Quốc và Việt Nam đều có các công trình nghiên cứu về tác dụng của cá ngựa. Trong đó, các nhà khoa học nhận định rằng trong cá ngựa chứa các chất peptid giúp kháng khuẩn rất tốt, hàm lượng protein ngăn chừa nguy cơ oxy hóa, ngăn chặn quá trình làm cho làn da bị nhăn nheo, chảy sệ sớm hơn so với tuổi.

Trong loại thủy mặc này chứa các hợp chất gen chống lại các khối u, giúp bài trừ chất độc trong cơ thể. Hơn nữa, người dùng rượu cá ngựa thường xuyên sẽ hỗ trợ khả năng kích thích tiết ra các hormon oxytocin nhờ vào việc enzym sinh tổng hợp đặc biệt tổng hợp chất prostagandin. Điều này làm tăng khả năng cường dương, để kéo dài thời gian “yêu” ở cả nam và nữ. Công dụng này kết hợp với một hợp chất mang tên hormon estrogen làm tăng gấp đôi, thậm chí là gấp 3 lần khả năng kích thích, quyến rũ, ham muốn ở phụ nữ.

Theo Y học cổ truyền nhận định rằng cá ngựa tươi có vị ngọt, tính ấm, đặc biệt có công năng tráng dương, giải độc. Dùng cho với nam giới suy yếu chức năng tình dục, khả năng trong cuộc “yêu” lâu hơn, chống lại triệu chứng xuất tinh sớm. Một số công dụng gần giống với Đông trùng hạ thảo nguyên con của Tây Tạng – Trung Quốc

Với phụ nữ, cá ngựa sẽ là dược phẩm bổ dưỡng cho các chị em với công dụng giúp cô bé được mượt mà, ướt át trong mỗi “cuộc yêu” (giải quyết vấn đề khô hạn của “cô bé”), kích thích khả năng ham muốn, cần thiết cho người hay bị lãnh cảm, phụ nữ sinh con muộn, trị đua lưng, chống sang lở, mụn nhọt.

Trong một số nghiên cứu mới đây, cá ngựa đã bắt đầu dược sử dụng để chế xuất dùng trị bệnh tim đêm lại hiệu quả khá tốt với người bệnh. Tác dụng của cá ngựa rất tốt cho trẻ em, phụ nữ và nam giới.

Các công dụng chữa bệnh của loài vật này được liệt kê rất đa dạng nhưng nổi bật nhất là điều trị tình trạng suy giảm khả năng tình dục. Về công dụng này thì từ lâu đã lưu truyền trong dân gian và vẫn được áp dụng đến bây giờ. Theo Đông y, hải mã có vị ngọt, mặn, mùi tanh (nếu không sao tẩm), tính ấm, không độc có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, gây hưng phấn, kích thích sinh dục.

Trước đây, công dụng của cá ngựa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian được rút ra từ thử nghiệm thực tế của nhiều người. Các nhà khoa học khi nghiên cứu thành phần hóa học của cá ngựa cũng mới chỉ chú trọng đến các nguyên tố vi lượng, các acid amin, acid béo… tác dụng dược lý vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng. Vài năm trở lại đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu thành phần phân tử các hợp chất trong cá ngựa ở cấp độ gène và protein. Đây là một hướng nghiên cứu mới, hiện đại, chứng minh cơ chế phân tử quyết định đến công dụng y học của loài sinh vật này.

Theo kết quả nghiên cứu, cá ngựa chứa các phân tử miễn dịch có hai nguồn gốc khác nhau: Từ yếu tố di truyền bẩm sinh và từ hệ miễn dịch do quá trình chọn lọc tự nhiên. Dạng miễn dịch do quá trình chọn lọc tự nhiên giúp kháng lại các vi sinh vật, chống ôxy hóa, giải độc, tăng cường các lectin và protein có liên quan đến quá trình tạo máu… Các phân tử miễn dịch từ di truyền bẩm sinh thì có tác dụng trong quá trình chống oxy hóa và chống lão hóa của cơ thể.

Cũng từ nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tìm thấy trong cá ngựa các phân tử có chứa hàm lượng nguyên tố sắt cao. Đây chính là giải thích cho công dụng chống mệt mỏi, tái tạo hồng cầu của loài động vật biển này khi sử dụng chúng phối hợp với một số dược liệu cổ truyền khác. Một điều đáng nói nữa là cá ngựa có chứa một enzym sinh tổng hợp chất prostaglandin, một chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa thần kinh, hormon và hệ miễn dịch. Chất prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết ra hormon oxytocin hay còn gọi là “hormone tình yêu” – nội tiết tố có liên quan đến hoạt động tình dục ở cả nam giới và nữ giới. Đặc biệt ở phái đẹp, tác dụng của chất này còn được nhân lên gấp nhiều lần do có sự hỗ trợ của hormon estrogen. Như vậy, có thể thấy rằng tác dụng của cá ngựa đối với chị em có phần nhiều hơn đối với phái mày râu – điều mà trước đây nhiều người ít ngờ tới.

3. Một số bài thuốc từ cá ngựa

Cá ngựa bắt về, bỏ ruột, uốn cong đuôi cho tròn lại, rồi đem phơi hay sấy khô; cũng có thể ngâm trong rượu hồi hay quế trước khi phơi khô. Cách dùng phổ biến nhất là ngâm một cặp cá ngựa trong rượu để uống hằng ngày. Cũng có thể kết hợp với các vị thuốc bắc, hoặc chế biến thành món ăn. Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cá ngựa như:

Cá ngựa chữa liệt dương

Cá ngựa 30g, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày, ngâm càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40 ml, có thể pha thêm mật ong. Cách này dùng chữa liệt dương, và phụ nữ chậm có con do dương khí suy.

Cá ngựa, tác dụng của cá ngựa

Chữa hen suyễn

Cá ngựa 5g, đương quy 10g, đem nấu với 200 ml, nấu còn lại 50-70 ml nước sắc. Uống 1 lần trong ngày để chữa hen suyễn khò khè.

Chữa viêm thận mãn tính

Cá ngựa 1 con, bầu dục lợn 1 quả. Cá ngựa rửa sạch, cắt nhỏ, rang chín vàng giòn, tán thành bột. Bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào, rồi đem hấp cách thủy.

Ăn hết trong ngày, dùng liền 15-20 ngày cho người viêm thận mạn tính.

Yếu sinh lý

Cá ngựa ngâm rượu: Cá ngựa một cặp, đại hồi 6g, dâm dương hoắc 6g, khởi tử 12g, câu kỷ tử 10g. Ngâm các nguyên liệu trên vào nửa lít rượu trắng, ngâm trong 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày uống 30 ml. Dùng cho trường hợp di tinh, liệt dương, yếu sinh lý.

Chữa liệt dương

Cá ngựa 2-4 con, gạo tẻ 60-80g. Cá ngựa làm sạch, cắt nhỏ, nấu chín, rồi cho gạo tẻ vào, nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng cho các trường hợp liệt dương.

Suy nhược thần kinh, hen suyễn

Cá ngựa từng đôi (cứ 1 con đực 1 con cái) làm sạch bỏ ruột sao vàng hoặc nướng chín vàng tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4-6g, uống với nước nóng, ngày uống 1-2 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, suy nhược thần kinh.

4. Cách ngâm rượu cá ngựa hiệu quả nhất

Cách ngâm rượu hiệu quả lâu dài:

- Cách chế rượu cá ngựa tươi: Cá ngựa tươi 100g, ngâm trong rượu cồn loại rượu ngon (60 - 70o), trong 3 tháng (tỷ lệ 1 phần cá ngựa, 5-8 phần rượu cồn). Chú ý mua rượu phải đủ độ cồn thì mới ra hết chất bổ.

- Cách chế rượu cá ngựa khô: Cá ngựa khô 100g, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, ngâm trong rượu cồn loại rượu ngon (chỉ cần rượu 35 - 400 là đủ)-(tỷ lệ 1 phần cá ngựa, 5-8 phần rượu cồn). và thời gian ngâm giữa các lần cũng rút ngắn lại (30, 21, 15 ngày). Ngâm chung với 1 vị thuốc ba kích như sau đương quy, hà thủ ô đỏ, đan sâm, mỗi vị 100g; ngưu tất, dâm dương hoắc, huyết giác, mỗi vị 50g, trần bì 12g, thiên niên kiện 6g ngâm chung cá ngựa).

Cách ngâm rượu hiệu quả nhanh: 

- Cá ngựa 30g, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày, ngâm càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40 ml, có thể pha thêm mật ong. Cách này dùng chữa liệt dương, và phụ nữ chậm có con do dương khí suy.

Cách ngâm rượu cá ngựa khô với dâm dương hoắc

Nguyên liệu chính: 1 cặp cá ngựa, 6g đại hồi, 6g dâm dương hoắc, 12g khởi tử, 10g câu kỷ tử.

Cách làm như sau: Lấy 500ml rượu trắng rồi trộn đều hỗn hợp này vào, ngâm trong vòng 1 tháng.

Cách ngâm rượu cá ngựa khô này có tác dụng trị liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm dành cho nam giới yếu sinh lý, dùng mỗi ngày 30ml.

Cá ngựa khô ngâm rượu nhân sâm

- Cách ngâm rượu cá ngựa khô với nhân sâm

- Nguyên liệu chính: 30g cá ngựa, 30g nhân sâm, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g.

- Cách làm như sau:đem cá ngựa, nhân sâm, cốt toái bổ và long nhãn cắt thật nhỏ ngâm vói 1 lít rượu trong hơn 1 tuần( lưu ý: ngâm càng lâu, rượu cá ngựa càng phát huy tác dụng)

Cách ngâm rượu cá ngựa khô với nhân sâm có tác dụng chữa bệnh liệt dương, phụ nữ chậm có con do yếu dương khí, chỉ cần uống mỗi ngày 20-40ml, người dùng sẽ thấy tác dụng ( có pha thêm mật ong để uống dễ hơn).

Đối với các cách ngâm rượu với cá ngựa này, người dùng nên chú ý: không nên cho tỷ lệ rượu cá ngựa quá nhiều để tránh rượu bị kết tủa, nên dùng trước khi đi ngủ, mỗi lần 30-50ml.Chị em tửu lượng kém có thể uống mỗi lần 10-20ml.

5. Một số món ăn từ cá ngựa

Cách làm thức ăn: Cá ngựa 2-4 con, gạo tẻ 60-80g. Cá ngựa làm sạch, cắt nhỏ, nấu chín, rồi cho gạo tẻ vào, nấu thành cháo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng cho các trường hợp liệt dương.

Gà giò hầm cá ngựa: Cá ngựa 2 con, gà sống giò 1 con, nấm hương 30g, lạp sườn hoặc giăm bông 30g. Cá ngựa chế biến, gà sống giò làm sạch, nấm hương ngâm nước cho nở. Gà giò luộc, rút bỏ xương, đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị. Hầm nhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh, tảo tiết, bạch đới khí hư (huyết trắng).