Logo Bài Thuốc Quý

Bệnh đa hồng cầu

30/06/2015 10:44 PM
Bệnh đa hồng là một dạng của ung thư máu nhưng thuộc phần hồng cầu. Bệnh đa hồng cầu là một căn bệnh ác tính của tế bào máu, gây nên bởi một tế bào bị thay đổi gen. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của bệnh, cách điều trị bệnh đa hồng cầu.

Bệnh đa hồng cầu là gì?

Bệnh đa hồng cầu là một căn bệnh khá lạ lẫm đối với nhiều người, rất nhiều người còn không biết đến căn bệnh này, nó là một dạng của ung thư máu nhưng thuộc phần hồng cầu. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng tốc độ tiến triển của bệnh là chậm, do đó, người bệnh vẫn có thể sống thêm từ 10-16 năm nếu điều trị sớm và đúng phương pháp. Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng bệnh đa hồng cầu mà các bạn nên biết.

Đa hồng cầu, bệnh đa hồng cầu
Ảnh minh họa.

Bệnh đa hồng cầu là một căn bệnh ác tính của tế bào máu, gây nên bởi một tế bào bị thay đổi gen. Thông thường, ở người bình thường, khi bước vào thời kì trưởng thành, trong 1m³ máu sẽ có khoảng 3,7- 4 triệu tế bào hồng cầu và bệnh đa hồng cầu được xác định khi số lượng hồng cầu vượt quá ngưỡng 5 triệu hồng cầu. Khi đó, máu sẽ bị cô đặc dẫn tới sự lưu thông bị trì trệ, thậm chí là bị tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn. Bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em, thường xảy ra với người trên 50 tuổi và, đặc biệt là tỉ lệ nam giới mắc bệnh lại cao hơn nữ giới.

I. Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu

Đa hồng cầu có hai thể tăng hồng cầu: Thể nguyên phát và thể thứ phát.

Thể nguyên phát: Hiện nay, khoa học hiện đại vẫn chưa xác định được căn nguyên chính xác gây ra bệnh này.

Thể thứ phát: Nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh này là do Enrtyprotein (hoocmon thiết yếu tạo ra hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong xương tủy) tăng bất thường với những người sống ở nơi cao, người nghiện thuốc lá, mắc các bệnh về tim mạch, bệnh phổi hay bệnh thận…

II. Triệu chứng của bệnh đa hồng cầu

Thời kì đầu: 

Chỉ đỏ da khi làm việc gắng sức, thể hiện rõ nhất là ở trên mặt và đầu các ngón tay, do đó người mắc rất khó phát hiện ra bệnh.

Thời kì sau: 

Bệnh biểu hiện rõ rệt hơn như:

  • Da đỏ.
  • Hay ngứa người sau khi tắm.
  • Hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn ngủ, nhìn mờ.
  • Chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi, đau nhức xương.
  • Mất sức, sụt cân, loét hoặc xuất huyết tiêu hóa.

Để chẩn đoán chính xác về căn bệnh,người ta thường dùng phương pháp đếm hồng cầu trong máu.

III. Cách điều trị bệnh đa hồng cầu

Ngày nay, trích máu và dùng thuốc nhằm làm giảm số lượng hồng cầu trong máu vẫn là hai phương pháp chính để điều trị bệnh:

Rút máu: Phương pháp này áp dụng với các bệnh nhân trẻ tuổi hoặc ở thể nhẹ. Tuy nhiên, rút máu sẽ làm tăng nguy cơ thiếu sắt, không kiểm sát được số lượng tiểu cầu và có thể gây ra một vài rối loạn huyết động ở một vài người.

Dùng thuốc: Khi liệu pháp rút máu không thể áp dụng,người ta sẽ sử dụng đến thuốc. Hiện nay có 3 loại thuốc chính: Hydroxyurea, interferon và anagrelide. Các loại thuốc trên đều có những quy tắc sử dụng nhất định, có loại còn có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, do đó người bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

IV. Cách phòng bệnh đa hồng cầu

Duy trì thói quen sống lành mạnh là điều cần thiết đối với bệnh nhân như: Tránh hút thuốc lá, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước để máu lưu thông dễ dàng, tránh làm việc quá sức…

Hiện nay, chưa có phương pháp nào phòng bệnh hiệu quả, có chăng chỉ là việc duy trì lối sống khỏe mạnh để máu không bị nghẽn mạch mà thôi.

Trên đây là những kiến thức căn bản về nguyên nhân, triệu cứng bệnh đa hồng cầu mà các bạn nên nắm qua, hi vọng nó sẽ giúp ích cho mọi người trong việc phát hiện và điều trị bệnh một cách có hiệu quả. Với cuộc sống ngày nay, tốt nhất bạn nên khám sức khỏe định kì để sớm có các cách ứng phó với những căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.