Logo Bài Thuốc Quý

Một số loại hoa, cây cảnh có chứa độc tính

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Nhiều cây cảnh cho hoa đẹp được trồng nhiều ở nơi công cộng: Vườn hoa, công viên; ở cổng nhà, vườn nhà, các chậu cảnh đặt trên bàn nước, bên cạnh cửa sổ...Tuy nhiên một số loại cây này lại mang độc tính nguy hiểm cho sức khỏe, bạn nên cẩn thận.

Nhiều cây cảnh cho hoa đẹp được trồng nhiều ở nơi công cộng: vườn hoa, công viên; ở cổng nhà, vườn nhà, các chậu cảnh đặt trên bàn nước, bên cạnh cửa sổ... Kỳ nghỉ hè đã đến, trẻ em có dịp vui chơi ở nơi công cộng hoặc ở nhà nhiều hơn. Sự quyến rũ về vẻ đẹp bên ngoài của hình dáng cây, sắc màu của các bông hoa khiến ta quên đi hoặc không biết đến tính độc của chúng đang rình rập mỗi khi có sơ hở, nhất là các trẻ nhỏ dễ dàng tiếp xúc với các loại cây, hoa cảnh có độc tính đó.

Dây càng cua còn gọi là dây sữa (Cryptolepis buchanani  Roem. Et Schult.), họ Thiên lý (Asclepiaceae). Khi ngắt lá hoặc dây của nó sẽ cho một thứ nhựa mủ màu trắng như sữa. Là loại dây leo bằng tua quấn. Cành già màu vàng xám hoặc nâu đỏ, có những nốt lồi. Lá mọc đối, gân sít nhau, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới nhạt. Hoa dạng xim hai ngả, mọc ở nách lá, cánh hoa màu vàng đậm  hợp thành ống ngắn. Quả gồm 2 đại xếp đối nhau theo đường thẳng. Dây càng cua thường được trồng cổng nhà, leo lên các bờ tường, hoa màu vàng sặc sỡ rất đẹp. Lá, thân cây đều cho thứ nhựa mủ có độc tính. Tuy vậy, nó cũng có tác dụng tán ứ, giảm đau, sát trùng, rút mủ bằng cách dùng dây, lá tươi, giã nát, đắp bó vào nơi bị sưng đau hoặc mụn nhọt sưng tấy.

Càng cua còn gọi là xương rồng càng cua [Zygocactus truncatus (Haw. K.Schum.], họ Xương rồng (Cactaceae). Cây có nguồn gốc ở Brazil, hiện phổ biến hầu như cả nước. Thân càng cua phân nhánh, chia đốt; các đốt phía dưới tròn, phía trên dẹt, hình trứng ngược hoặc hình chữ nhật, màu xanh bóng, mép có răng cưa. Hoa dài 7cm, không đều; phiến hoa có dạng như hai môi, nhị trắng, bao phấn vàng, vòi nhụy màu đỏ son. Từ cành ra 2 bông hoa màu đỏ trông giống càng con cua. Quả dạng lê, màu đỏ. Thân càng cua có độc tính, cần lưu ý. Tuy nhiên, thân cây vẫn được dùng ngoài bằng cách rửa sạch, thái nhỏ, thêm chút muối ăn, giã nát, đắp bó vào nơi bị sưng đau như quai bị, mụn nhọt độc.

Cây trúc đào (Nerium indicum Miller), họ Trúc đào (Apocynaceae). Là loại cây bụi, cao đến 5-6m. Cành mảnh, có 3 cạnh, màu xám tro. Lá mọc vòng 3, hình lá hẹp, dài 7-10cm, gốc thuôn, đầu nhọn; mặt trên xanh bóng, mặt dưới nhạt. Gân lá bên rất nhiều xếp song song, đối xứng nhau. Cụm hoa mọc thành xim ở ngọn, màu hồng, trắng, hay vàng. Quả có 2 đại, mọc đứng. Trúc đào có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, di thực vào nước ta, được trồng làm cảnh hầu khắp cả nước, nhất là trong vườn hoa, công viên, đình chùa, miếu mạo, giữa 2 làn đường trên các tuyến cao tốc. Lá trúc đào rất đắng, lá và hoa có hình dáng và màu sắc đẹp, rất hấp dẫn, nhất là trẻ em. Cành, lá, hoa của trúc đào rất độc, đặc biệt tránh không để cho các cháu tiếp xúc. Từ lá có thể chiết tách được rất nhiều các glycosid khác nhau, trong đó có chất oleandrin - một chất dễ hấp thu bằng đường uống, tác dụng điều trị bệnh suy tim, lợi niệu. Hiện nay, trong dân gian không có sử dụng cây này để chữa bất cứ loại bệnh gì.

Cây thông thiên

Cây thông thiên.


Cây thông thiên [Thevetia peruviana(Pers.) K. Schum.], họ Trúc đào (Apocynaceae). Thông thiên là loại cây nhỏ, cao độ 3-4m. Thân nhẵn, cành non màu lục xám, có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc so le, hình mác hẹp, dài 8-15cm, rộng 4-7mm, đầu lá nhọn, gốc lá thuôn, hai mặt nhẵn, có gân giữa nổi rõ. Cụm hoa hình xim ngắn, mọc ở gần ngọn. Hoa 5 cánh hợp lại ở phần dưới thành ống ngắn,  màu vàng tươi. Mùa hoa từ tháng 5-6. Quả hạch, dài 3-5cm, chia thành 4 múi, trong chứa hạt có vỏ cứng gần giống hình quả ấu. Trong hạt chứa một nhân. Thông thiên có nguồn gốc vùng nhiệt đới châu Mỹ, được di thực vào nước ta. Hiện được trồng làm cảnh ở các công viên hoặc đình chùa, hình dáng của cây và quả cũng như màu sắc của hoa thông thiên rất đẹp. Trong cành, lá, quả thông thiên chứa nhiều nhựa mủ trắng rất đắng, rất độc. Cần hết sức lưu ý. Tuy nhiên, từ lá và nhân hạt chiết tách  được nhiều glycosid có vị rất đắng, trong đó có thevetin tác dụng cường tim. Từ các bộ phận của thông thiên chưa thấy có một công dụng nào được dùng trong dân gian.

Cây thơm ổi

Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

Cây ngót nghẻo

Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly

Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

Cây đỗ quyên

Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.

Cây thiên điểu

Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

Cây môn kiểng

Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

Hoa loa kèn Arum/ Ý lan

Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

Hoa loa kèn Arum gây ngộ độc

Cây xương rồng bát tiên

Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

Cây anh thảo

Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

Cây chuỗi ngọc

Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

Cây môn lá lớn

Tên khoa học là Colocasia spp. Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.

Cây hồng môn

Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

Cây dạ lan

Tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

Cẩm tú cầu

Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

Cây xương rồng cảnh

Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.

Cây thủy tiên

Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,...)

Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

Cây hoa Tulip

Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

Cây lục bình

Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

Cây hoa huệ Lili

Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...

Cây ngô đồng

Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

Cây ngô đồng gây ngộ độc

Cây vạn thiên thanh

Loại cây này còn được biết với tên minh ti, chúng thuộc họ ráy, có hình dáng đẹp nên được nhiều người ưa chuộng chọn làm cây cảnh, nhất là trồng trong nhà. Tất cả các bộ phận của cây này đều có độc từ rễ tới ngọn. Do đó bạn tránh chạm vào chúng khi di chuyển và chăm sóc nhé. Khi không may bị dính nhựa cây nên làm dịu chúng bằng nhiệt như hơ nóng hay rửa bằng nước ấm.

Nhựa cây gây ngứa. Nếu ăn phải bị tê môi, đỏ lưỡi, ngứa họng. Trẻ con ăn lá, hoa hay quả của cây sẽ bị ngộ độc.

Cây thế kỷ

Nhựa của cây thế kỷ hay còn gọi cây thùa có thể gây kích ứng da nghiêm trọng nếu tiếp xúc với da, còn nuốt phải có thể gây nên các vấn đề về tiêu hóa.

Cây vạn tuế

Loài cây này không nên trồng trong phòng kín vì có thể gây bệnh, ngộ độc, thậm chí tử vong mà bạn không cần phải chạm đến chúng. Riêng vỏ và ngọn cây vạn tuế có chất độc mạnh có thể gây ung thư hay loạn thần kinh mãn tính.

Cây lan chuông

Chất độc trong hoa và quả của loại hoa hoa này có thể gây tử vong nếu bạn nuốt phải.

Cây thông đỏ

Cây thông đỏ hay Taxus baccata (“taxus” có nghĩa là độc) là loại cây bụi lớn thường thấy trong các khu rừng ở châu Âu, có lá xanh quanh năm. Trái cây mềm, màu đỏ chín mọng trông rất bắt mắt nhưng chứa hột màu nâu đen có độc tính rất mạnh, đến nay vẫn chưa có thuốc giải loại độc này.

Người nào ăn phải hột cây sẽ chết ngay trong vài phút. Vì chất độc này gây nên chứng co thắt, tê liệt nên nó từng được dùng làm thuốc phá thai tuy nhiên phần lớn trường hợp thường dẫn đến tử vong.

Cây anh đào đen (nightshade)

Quả của cây anh đào đen có thể khiến người nuốt phải bị mất giọng, rối loạn hô hấp, lên cơn co giật và có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ nếu ăn phải.

Thân Thiện (Tổng hợp)