Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của hoa đậu biếc

15/06/2020 · Sức khỏe
Hoa Đậu biếc có màu sắc rắt đẹp, trà hoa Đậu biếc có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: giúp giảm cân, tăng cường trí nhớ...Ngoài ra hoa Đậu biếc còn là nguyên liệu chế biến các món ăn, với màu sắc hấp dẫn giúp ngon miệng hơn.

Hoa có hình dáng rất đẹp với sắc tím nên người ta cũng gọi nó với cái tên khác nhau. Nhưng gọi nhiều nhất vẫn là hoa đậu biếc hay đậu tím. Còn tên khoa học của nó là Clitoria Ternatea.

Hoa Đậu biếc

Phân bố

Hoa Đậu biếc khá dễ trồng, và ở Việt Nam, tất cả các tỉnh thành đều có thể trồng Đậu biếc và loại cây này sinh trưởng đều rất tốt.

Hoa Đậu biếc được trồng ở khá nhiều nơi trên thế giới trong đó có các nước Đông Nam Á, Đông Á như Trung Quốc, Nam Á như Ấn Độ… 

Hoa đậu biếc
Hoa Đậu biếc.

Cách gieo trồng

Đậu biếc thường được trồng bằng hạt, loại hạt này bạn có thể dễ dàng mua ở các hiệu cây cảnh hoặc lấy từ chính những giàn Đậu biếc đã trồng trước.

Sau khi ngâm, trồng khoảng 3 đến 4 ngày là Đậu biếc sẽ nảy mầm. Giai đoạn nảy mầm và cây con của Đậu biếc cần rất nhiều nước, thường mỗi ngày chúng phải được tưới đẫm 2 lần.

Tốc độ sinh trưởng của cây Đậu biếc rất nhanh, nếu được cung cấp nước đủ và nhiệt độ thích hợp (khoảng 27 đến 30 độ) thì chỉ khoảng sau 15 đến 20 ngày nảy mầm, Đậu biếc đã có thể leo giàn.

Sau khoảng 2 tháng trồng thì Đậu biếc sẽ ra hoa. Hoa Đậu biếc thì không độc nhưng bạn chú ý khi cây kết quả thì hạt Đậu biếc sẽ có chứa thành phần gây độc nếu ăn nhiều, tuyệt đối không dùng hạt Đậu biếc để nấu ăn.

Đậu biếc có thể được trồng nhiều thời điểm trong năm, loại cây này lại không rụng lá vào mùa đông nên rất thích hợp để trồng làm cảnh, leo bờ rào. Hoa Đậu biếc rất đẹp, không những làm thuốc được mà còn có thể làm trà, làm cảnh với màu sắc rất bắt mắt, giàn hoa cũng rất sai hoa nếu được chăm sóc cẩn thận. Không gian trồng Đậu biếc sẽ tạo cảm giác thư thái, lãng mạn, tạo bóng mát. Mỗi thân Đậu biếc có thể dài tới 10 mét và có thể tồn tại nhiều năm mà không tàn, chỉ cần bạn tỉa cảnh, bỏ lá rụng và chăm sóc đầy đủ.

Đậu biếc có thể bị chết rễ nếu bị úng nước, vào mùa đông chúng lớn chậm hơn và có thể ngừng sinh trưởng ở mức độ nhất định nhưng đến thời điểm ấm hơn chúng lại sinh trưởng bình thường.

Mùa vụ ra hoa

Hoa Đậu biếc có thể ra quanh năm nếu dàn Đậu biếc được chăm sóc cẩn thận và điều kiện tự nhiên môi trường thuận lợi với chúng. Những điều kiện thuận lợi này gồm: Nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C, lượng mưa hoàng năm từ 650 đến 1250 mm và có ánh nắng vừa phải.

Hoa Đậu biếc có thể nở nhiều và nở liên tục sau khi trồng Đậu biếc được khoảng 2 tháng. Trong mùa đông, nhiệt độ giảm xuống dưới 20 độ C có thể khiến Đậu biếc ngừng ra hoa.

Những vùng nào nhiệt độ thấp và xuất hiện nhiều băng giá hay nhiệt độ quá cao, mưa ít thì đều không nên trồng hoa này vì chúng sẽ không sinh trưởng tốt và không thể ra hoa được.

Thành phần hóa học trong hoa Đậu biếc

Hoa Đậu biếc có nhiều chất hóa học khác nhau, tuy nhiên tới hiện tại người ta mới chỉ xác định được một số thành phần chính trong loại hoa này, gồm:

Đầu tiên phải kể tới là hợp chất nhóm Flavonoid – Anthocyanin. Đây chính là chất tạo nên màu xanh biếc đặc trưng của loại hoa này.

Một số hoạt chất khác được tìm thấy của Đậu biếc là các hợp chất glycosid, ester nhưng chưa được tìm hiểu và ứng dụng nhiều.

Tác dụng của hoa Đậu biếc

Hoa đậu biếc có tác dụng thanh mát cơ thể. Trà hoa đậu biếc đánh bay cảm cúm, hạ sốt hiệu quả, sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu sưng, trị viêm họng, tốt cho người đái tháo đường, tạo màu cho món ăn, chăm sóc da tự nhiên, giảm mỡ thừa, ngăn thừa cân, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, là chất kháng sinh tự nhiên, bảo vệ tim mạch.

1. Giúp tăng cường trí nhớ

Hoa đậu biếc có khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất cho não bộ. So với các loại hoa khác thì có thể nói hoa đậu biếc nổi bật hơn hẳn không chỉ ở màu sắc mà còn ở công dụng.

Hoa này được sử dụng cho những người thiếu máu lên não. Đặc biệt là người già đang có tình trạng suy giảm trí nhớ. Nó sẽ giúp cải tiến giúp cho máu tuần hoàn lên não bộ.

2. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan

Hai bộ phận là rễ và hạt không thải độc theo đường nước tiểu thông thường. Mà nó còn sinh ra tác dụng phụ khiến cho người dùng nôn mửa. Từ đó, chất độc ra khỏi cơ thể. Đây là một cách thải độc khi sử dụng rễ và hạt của cây hoa Đậu biếc. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng khi sử dụng cách này.

3. Hoa Đậu biếc giúp giảm mỡ thừa, giảm cân

Hoa Đậu biếc có tác dụng giúp giảm cân, giảm mỡ thừa nên đây thực sự là một loại dược liệu mà chị em săn lùng.

Hoa đậu biếc có chứa hợp chất là anthocyanin. Chất này được cho là sẽ ức chế quá trình lipid bị peroxy. Lượng mỡ thừa trong cơ thể cũng đươc đào thải bớt. Duy trì cân bằng trọng lượng cơ thể.

Ngoài ra hoa đậu biếc có tác dụng ngăn sự hình thành của tế bào ung thư, sử dụng làm món ăn, bảo vệ tim mạch, giảm căng thẳng, lo âu.

4. Tăng cường miễn dịch

Các tác dụng chống gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa của Đậu biếc cũng góp phần làm cho cơ thể tránh được các tổn thương do gốc tự do mang lại, tăng cường khả năng sản xuất cytokin của các tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể khỏe hơn trước tác động của những yếu tố tấn công cơ thể từ bên trong lẫn bên ngoài.

5. Trà hoa Đậu biếc giúp làm đẹp

Tác dụng làm đẹp của Đậu biếc có được là nhờ khả năng hạn chế hoạt động và hình thành của các gốc tự do trong cơ thể người dùng. Các gốc tự do này vốn được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành các nếp nhăn, khiến da chảy sệ và khô ráp ở phụ nữ. Tác dụng này của Đậu biếc có thể so sánh với tác dụng chống oxy hóa của vitamin C.

Ngoài ra, Đậu biếc còn làm máu lưu thông tốt hơn, giảm khả năng rụng tóc và ngăn cản sự tích lũy của các chất béo trong cơ thể, nhờ đó, Đậu biếc có tác dụng làm đẹp rất hiệu quả.

Thực tế các thiếu nữ ở Thái Lan cũng thường xuyên dùng trà hoa Đậu biếc để dưỡng da, dưỡng tóc, làm đẹp.

Trà đậu biếc
Trà đậu biếc rất tốt cho sức khỏe.

6. Trà hoa Đậu biếc giúp ngừa máu nhiễm mỡ

Một nghiên cứu tiến hành tại Khoa Dược, Trường Cao đẳng Dược LM, Navrangpura, Ahmedabad, Gujarat, Ấn Độ cho thấy:

Sử dụng đường uống chiết xuất hydro-Alcohol của rễ và hạt của Đậu biếc cùng với và chiết xuất hydro-alcoholic của hạt Đậu mười (tên khoa học là Vigna mungo) cho thấy mỡ máu được cải thiện đáng kể: Cholesterol toàn phần, triglyceride, cholesterol lipoprotein mật độ rất thấp, và nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ thấp. Chỉ số xơ vữa và tỷ lệ HDL / LDL cũng được bình thường hóa sau khi điều trị ở chuột bị tăng lipid máu.

Các nhà khoa học cho rằng tác dụng hạ cholesterol của Đậu biếc có thể là nhờ khả năng kích thích tăng bài tiết mật và giảm hấp thu cholesterol trong chế độ ăn uống. Ngoài ra, loại trà này còn có thể đã cải thiện cơ chế bảo vệ chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể theo một cách nào đó.

7. Trà hoa Đậu biếc giúp giảm rụng tóc

Y học cổ của Thái Lan ghi chép lại họ đã dùng hoa Đậu biếc để chữa hói đầu sớm và bạc tóc sớm ở nam giới hàng trăm năm trước. Anthocyanin là hợp chất có liên quan đến tác dụng này. Họ cho rằng anthocyanin đã tăng cường tuần hoàn máu ở đầu và làm khỏe chân tóc mặc dù hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về công dụng này.

8. Trà hoa Đậu biếc ngừa bệnh tiểu đường

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm nhà khoa học thuộc trường đại học Government Arts của Ấn Độ, thực hiện trên động vật thực nghiệm cho thấy dung dịch chiết của hoa Đậu biếc có khả năng làm giảm lượng đường trong máu của chuột một cách rõ ràng chỉ sau 12 ngày dùng và không bị tăng trở lại sau khi dùng thuốc. Các nhà khoa học cho rằng nước chiết Đậu biếc có tác dụng như vậy là nhờ 2 tác động:

  • Thứ nhất: Làm ức chế lượng glucose từ thức ăn từ thực phẩm vào cơ thể.
  • Thứ hai: Làm các tế bào beta đảo tụy tăng cường tiết insulin và nhờ đó, kiểm soát được lượng đường trong máu.

Đồng thời, hoa Đậu biếc còn chứa vài chất có khả năng kháng khuẩn nhẹ, giúp người bị tiểu đường hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Trà đậu biếc
Trà đậu biếc tốt cho người bị tiểu đường.

Cách sử dụng hoa đậu biếc hiệu quả

Hoa đậu biếc nếu biết cách sử dụng sẽ rất hiệu quả trong việc chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc rất hay được lưu truyền trong dân gian:

Đối với bệnh xoang

Bạn chỉ cần đun sôi 1 nồi nước khoảng 500ml cho vào 5 bông hoa đậu biếc. khoảng 2phút thì đem tắt bếp. Hít lấy hơi nước từ nồi nước bốc lên là được. Bạn nên giữ trong khoảng đến 5p đến 7p cứ tiếp tục trong 1 tuần sẽ mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Chuẩn bị:

  • Dịch chiết từ cây đậu biếc: 50ml.
  • Một quả quất, 3 nhánh sả tươi
  • Một bát nước sôi
  • Mật ong rừng 15ml
  • 5ml mật ong

Cách làm:

Cho mật ong và siro hoa đậu biếc trộn lại với nhau

Đun thật sôi hỗn hợp rồi cho thêm ít nước vào đánh thật nhanh và đều hỗn hợp lên.

Sau đó lấy nước quất cho vào nồi, đập nát gừng rồi cho chung vào nồi và đảo đều.

Mỗi ngày chỉ cần 1 cốc nhỏ là được rồi.

Một số lưu ý khi sử dụng hoa Đậu biếc

Trong cây hoa đậu biếc rễ và hạt có chứa một lượng nhỏ chất độc để điều chế thuốc tẩy, thuốc xổ, thuốc hay trị rắn cắn, thuốc trị côn trùng cắn,... Việc ăn nhầm hạt hoa có thể gây buồn nôn, còn đối với hoa thì không có chứa chất độc gì.

Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng

Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi sử dụng hoa Đậu biếc. Hạt của hoa có chứa chất anthocyanin, chất này làm co bóp tử cung rất ảnh hưởng tới thai kì. Vì vậy, mẹ bầu nên cẩn thận khi dùng hoa Đậu biếc, nếu muốn sử dụng, cần để ý xem trong hoa còn dính hạt hay không.

Trẻ em không nên dùng hoa Đậu biếc

Cơ thể trẻ em còn non yếu, trong hoa Đậu biếc có nhiều hơp chất mà trẻ em không kịp hấp thụ được dễ gây ra tác dụng phụ. Trẻ ăn phải hạt hoa Đậu biếc dễ gây xổ tả, buồn nôn. Do đó, tuyệt đối không để trẻ con nghịch, hoặc ăn nhầm hạt của loại hoa này. Đặc biệt là những bông hoa tươi, hạt chưa rơi ra hết, nên để xa tầm tay trẻ em.

Kết luận

Hoa Đậu biếc tuy có những tác hại không mong muốn. Nhưng nếu thận trọng trong việc sử dụng, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về chúng. Bên cạnh đó, việc uống trà hoa Đậu biếc cũng không gây ra tác dụng phụ gì cho cơ thể.

Hoa Đậu biếc không có độc tố gì và rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tuy nhiên, hạt của cây hoa Đậu biếc thì chứa một số độc tố gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Để an toàn thì bạn hãy sử dụng hoa Đậu biếc khô đã loại bỏ hoàn toàn hạt và không còn nguy cơ bị ngộ độc nữa.

Thân Thiện