Logo Bài Thuốc Quý

Bệnh ung thư dạ dày

07/03/2015 08:29 AM
Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, đứng đầu các loại ung thư tiêu hóa.Triệu chứng chủ yếu là vùng bụng trên (thượng vị) khó chịu hoặc đau nôn, ợ, nôn ra máu, tiêu phân đen, sờ thấy có khối u. Tìm hiểu các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày, nguyên nhân gây bệnh và các cách điều trị ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp, đứng đầu các loại ung thư tiêu hóa.Triệu chứng chủ yếu là vùng bụng trên (thượng vị) khó chịu hoặc đau nôn, ợ, nôn ra máu, tiêu phân đen, sờ thấy có khối u. Triệu chứng ban đầu không rõ rệt, thường dễ lẫn với viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa. Lúc sờ thấy khối u và trạng thái bệnh nhân suy mòn thì đã muộn. Bệnh có thể mắc bất kỳ ở lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở tuổi 40-60, nam nhiều hơn nữ.

Ung thư dạ dày, bệnh ung thư dạ dày, thuốc chữa ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể; đặc biệt là thực quản, phổi, hạch bạch huyết và gan. Ung thư dạ dày mỗi năm có thể gây ra 800.000 ca tử vong trên khắp thế giới

I. Các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường không có triệu chứng bị bệnh hoặc chỉ gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện thì lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, đó là một trong những lý do chính gây chẩn đoán bệnh khó. Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu sau:

Triệu chứng sớm

  • Khó tiêu hoặc chứng ợ chua
  • Mất ngon miệng, đặc biệt là đối với món thịt

Triệu chứng muộn

  • Đau bụng hay cảm thấy khó chịu ở bụng trên
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Tiêu chảy hay táo bón
  • Đầy bụng sau khi ăn
  • Giảm cân
  • Yếu và mệt mỏi
  • Xuất huyết (nôn ra máu hoặc có máu trong phân) màu đen. Có thể dẫn đến thiếu máu.
  • Khó nuốt; có thể là dấu hiệu của u ở vùng tâm vị hoặc sự lan tỏa của u dạ dày lên thực quản.

Những triệu chứng này cũng có thể là của các bệnh khác như nhiễm virút dạ dày, loét dạ dày hay viêm ruột loét miệng nên việc chẩn đoán cần phải có bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc ung bướu.

II. Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân của đa số các loại ung thư dạ dày, còn các bệnh viêm dạ dày teo màng lót do tự miễn, chuyển sản ruột (intestinal metaplasia) và nguyên nhân di truyền là các yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh. Chế độ ăn uống không được coi là nguyên nhân gây bệnh.

Cụ thể hơn, H. pylori là yếu tố nguy cơ chính ở 65–80% ca ung thư dạ dày, nhưng chỉ có ở 2% số người bị nhiễm vi khuẩn này. Khoảng 10% các ca có liên quan đến yếu tố di truyền.[ Ở Nhật Bản và các nước khác, sử dụng dương xỉ diều hâu và bào tử làm thức ăn cũng có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày nhưng nguyên nhân chưa được làm rõ.

Tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày chiếm đa số ở đàn ông, có nơi tỉ lệ mắc ở đàn ông/phụ nữ là 3/1. Hoóc môn estrogen có thể giúp bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh này. Một tỉ lệ nhỏ ung thư dạ dày dạng phân tán (xem phần Mô bệnh học sau đây) có thể do di truyền. Ung thư dạ dày dạng phân tán di truyền, tiếng Anh là Hereditary Diffuse Gastric Cancer (HDGC), đã được xác định và đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, đã có các phương pháp kiểm tra gen và điều trị cho các gia đình có nguy cơ cao.

Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ tương quan giữa thiếu hoặc thừa Iốt, bướu cổ do thiếu iốt và ung thư dạ dày; cũng đã có những báo cáo về việc giảm tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày khi thực hiện tốt việc bổ sung iốt dự phòng. Cơ chế tác động có thể là do ion iốt có tác dụng như chất khử để chống oxi hóa trong màng nhầy dạ dày do dó làm giảm tác hại của các yếu tố oxi hóa, như ôxi già. Trung Quốc, một thành viên của Liên minh Quốc tế về Bộ gen Ung thư (International Cancer Genome Consortium) đang dẫn đầu trong những nỗ lực giải mã hoàn chỉnh bộ gen ung thư dạ dày.

III. Chuẩn đoán bệnh ung thư dạ dày

Để tìm nguyên nhân của triệu chứng, bác sĩ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh án, khám thể chất, và có thể yêu cầu làm xét nghiệm. Bệnh nhân có thể làm một hoặc tất cả những hình thức khám sau:

  • Nội soi dạ dày là phương pháp chuẩn. Phương pháp này sử dụng một camera sợi quang học đưa vào trong dạ dày để xem hình ảnh bên trong.
  • Chụp x-quang ống tiêu hóa trên
  • Chụp cắt lớp hay chụp CT bụng cũng có thể phát hiện ung thư dạ dày, nhưng được dùng nhiều hơn trong việc đánh giá mức độ xâm lấn sang các mô xung quanh, hoặc lan đến hạch bạch huyết.

Những mô bất thường nhìn thấy qua nội soi sẽ được làm sinh thiết bởi bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật (khoa ngoại) hoặc tiêu hóa. Mô này sẽ được bác sĩ chuyên khoa bệnh học kiểm tra đặc điểm mô học dưới kính hiển vi để phát hiện các tế bào ung thư. Sinh thiết và phân tích mô học là phương pháp duy nhất có thể chứng minh chắc chắn sự có mặt của các tế bào ung thư.

Có một số phương pháp nội soi dạ dày để tăng cường sự phát hiện trong màng nhầy bằng một chất nhuộm màu làm nổi bật cấu trúc tế bào và giúp xác định được vùng tế bào bị loạn sản (dysplasia). Nội soi tế bào giúp phóng đại nhiều lần để thấy được cấu trúc tế bào và xác định vùng loạn sản. Các phương pháp nội soi dạ dày khác như chụp cắt lớp võng mạc (optical coherence tomography) cũng đang được nghiên cứu để sử dụng cho mục đích tương tự.

Một số bệnh về da cũng có liên quan đến ung thư dạ dày. Bệnh tăng sinh làm đen da, thường ở nách hoặc háng, gọi là bệnh gai đen (acanthosis nigricans), có liên quan đến các ung thư trong ổ bụng như ung thư dạ dày. Một số biểu hiện về da của bệnh ung thư dạ dày bao gồm lòng bàn tay dạ dày bò (tiếng Anh là tripe palm, là một dạng tăng sinh làm đen da tương tự ở bàn tay) và dấu hiệu Leser-Trelat (là sự phát triển nhanh chóng các tổn thương trên da gọi là dày sừng tiết bã (còn gọi là dày sừng da đầu, tiếng Anh là seborrheic keratoses)

  • Ung thư biểu mô tuyến ở dạ dày (adenocarcinoma) là u biểu mô ác tính, bắt nguồn từ tế bào biểu mô tuyến ở niêm mạc dạ dày. Ung thư dạ dày đa số là ung thư biểu mô tuyến (90%). Về mặt mô bệnh học, có 2 loại ung thư biểu mô tuyến dạ dày chính (theo phân loại Lauren) là: dạng ruột và dạng phân tán. Ung thư biểu mô tuyến thường xâm lấn nhanh chóng thành dạ dày, xâm nhập sang cơ niêm mạc (muscularis mucosae), lớp dưới niêm mạc, và đến lớp cơ trơn của thành ống tiêu hóa. Các tế bào ung thư biểu mô tuyến dạng ruột có cấu trúc hình ống bất thường, phân bố thành nhiều lớp, có nhiều ống tuyến, giảm cấu trúc đệm (stroma). Thường thì chuyển sản ruột cũng hay xảy ra ở các vùng niêm mạc xung quanh. Tùy vào cấu trúc tuyến, sự đa hình thái và sự tiết dịch của tế bào mà ung thư biểu mô tuyến có thể có 3 cấp độ biệt hóa: tốt, trung bình và kém. Còn trong ung thư biểu mô tuyến dạng phân tán (dạ dày có dạng như cái chai/lọ bằng da, ung thư xơ cứng, chứa nhiều dịch nhày, dịch keo) các tế bào ung thư thường không liên kết và tiết dịch thẳng vào khoảng khe ngoại bào tạo ra những khoang lớn chứa chất nhày/ chất keo (mà trên ảnh chụp là những khoảng "trống"). Nó không biệt hóa rõ ràng lắm. Nếu chất nhày nằm trong tế bào ung thư, nó đẩy nhân tế bào ra rìa tế bào, tạo nên dạng "Tế bào dạng nhẫn đóng dấu".
  • Khoảng 5% ung thư dạ dày là ung thư hạch bạch huyết (lymphoma) (MALTomas, hoặc MALT lymphoma).
  • Ngoài ra còn có u carcinoid và u cấu trúc đệm.

Xác định giai đoạn bệnh

Nếu các tế bào ung thư được tìm thấy trong mẫu sinh thiết, bước tiếp theo cần làm là xác định giai đoạn ung thư, nghĩa là tìm ra mức độ trầm trọng của bệnh. Có nhiều xét nghiệm để xác định xem ung thư đã lan rộng hay chưa, và nếu có thì nó đã ảnh hưởng đến những phần nào của cơ thể. Bởi vì ung thư dạ dày có thể lan sang gan, tụy, và các cơ quan gần dạ dày cũng như phổi, bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp CT, chụp cắt lớp PET, hoặc làm siêu âm nội soi, hoặc các xét nghiệm khác để kiểm tra những vùng trên. Cũng có thể kiểm tra dấu ấn ung thư trong máu, như kháng nguyên CEA (carcinoembryonic antigen) và kháng nguyên CA (carbohydrate antigen), vì nồng độ của chúng liên quan đến mức độ xâm lấn, đặc biệt là ở gan, và mức độ hồi phục.

Việc xác định giai đoạn có thể chưa hoàn thiện cho đến sau khi phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ các hạch bạch huyết xung quanh và có thể các mẫu mô ở những khu vực khác trong ổ bụng để kiểm tra mô bệnh học.

Hệ thống phân chia giai đoạn TNM hiện đang được sử dụng.

IV. Cách điều trị bệnh ung thư dạ dày

Cách điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào kết quả các khảo sát và tình trạng sức khỏe chung của bạn.

  • Nếu có bệnh tim mạch và bệnh phổi kèm theo, bạn không thể chịu đựng được một cuộc điều trị quá mạnh tay.
  • Trong nhiều trường hợp, ung thư dạ dày có thể đã phát triển đến mức không có phương pháp điều trị nào có tác dụng.
  • Bạn sẽ cần phải được phẫu thuật để trị khỏi bệnh này. Dạ dày của bạn sẽ được cắt bỏ hoàn toàn, và thực quản sẽ được nối với ruột non.
  • Phẫu thuật có thể làm giảm đi triệu chứng tắc nghẽn ở dạ dày. Đầu trên của dạ dày (nằm phía trên khối u) được nối với ruột non, tạo được một vòng nối không đi qua khối u để thức ăn có thể đi vào ruột non một cách dễ dàng.
  • Xạ trị hoặc hóa trị cũng có thể được thức hiện kết hợp với phẫu thuật để cải thiện khả năng sống còn của bạn.
  • Sau khi dạ dày được lấy đi, bác sĩ sẽ theo dõi bệnh của bạn bằng cách thực hiện lại CT scan bụng và nội soi ống tiêu hóa để chắc chắn khối u không tái phát.

Phòng ngừa ung thư dạ dày

Tỉ lệ ung thư dạ dày có thể giảm nếu:

  • Đời sống kinh tế xã hội được cải thiện.
  • Nên sử dụng tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
  • Chế độ ăn giàu trái cây và rau.
  • Tại những vùng có nguy cơu ng thư cao như Nhật, nên thực hiện chụp dạ dày có cản quang và nội soi đường tiêu hóa trên định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh.
  • Điều trị Helicobacter pylory ở những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
  • Những bệnh nhân đã cắt một phần dạ dày cách đây từ 20 năm trở lên nên đi nội soi hằng năm do những người này bị gia tăng nguy cơung thư dạ dày sau những loại phẫu thuật nhưvậy.
  • Không có bằng chứng tán thành việc tầm soát rộng rãi trong nhóm những cư dân có nguy cơ bị ung thư dạ dày thấp.

Tiên lượng

- Nếu bạn bị ung thư dạ dày, cơ hội phục hồi của bạn rất thấp. Tình trạng ung thư đã lan đến ổ bụng hay không là yếu tố chính yếu giúp xác định tiên lượng của bạn.

- Thời gian sống còn lại trung bình thường thấp hơn 1 năm bất kể khối u ban đầu nằm ở vị trí nào. Không có cách điều trị nào hiện thời có khả năng cải thiện được khoảng thời gian sống còn này.

- Những yếu tố cho biết bệnh nhân sẽ phục hồi kém bao gồm:

  • Sự hiện diện của ung thư trong các hạch bạch huyết.
  • Lan đến các cơ quan nằm ở xa.
  • Khối u nằm ở 1/3 trên của dạ dày.
  • Chỉ có một số ít người có những vấn đề trên sống được thêm 5 năm nữa.
  • Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, cơ hội sống còn lâu dài của bạn sẽ vào khoảng 70%.